Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Công nghệ mới được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm 2021, S KH-CN TP.HCM đã nghim thu nhiu đ tài khoa hc trong các lĩnh vc y tế, giáo dc, an ninh… Trong đó, hu hết các đ tài đu ng dng công ngh mi và đưc đánh giá cao.


H
 thng giám sát sinh viên ti ký túc xá Trưng ĐH Bách Khoa (ĐH Quc gia TP.HCM)

ng dng AI giám sát an ninh

Trong lĩnh vực an ninh, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát an ninh tại ký túc xá Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) do Trung tâm Kỹ thuật điện toán của trường này thực hiện là một trong những nhiệm vụ khoa học vừa được Sở KH-CN TP.HCM nghiệm thu. Hệ thống an ninh này có tính ưu việt là nhờ tích hợp công nghệ AI, có khả năng nhận diện, ghi nhớ và phân tích cùng lúc hàng ngàn khuôn mặt. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng, hoàn thiện các phần mềm và công nghệ đi kèm như: Phần mềm vào cổng kết hợp công nghệ RFID và AI; phần mềm quản lý video VMS; lõi nhận diện khuôn mặt bằng thuật giải học sâu; phần mềm giám sát an ninh 3 mức độ; ứng dụng di động phục vụ giám sát từ xa. TS. Dương Ngọc Hiếu (chủ nhiệm nhóm nghiên cứu) cho biết giải pháp này hướng đến khả năng quản lý khoảng 2.500 sinh viên tại cùng thời điểm và thường xuyên biến động khoảng 40% sinh viên/năm. Bên cạnh đó, giải pháp cũng có khả năng phân biệt nam, nữ và cán bộ quản lý để cho phép vào các khuôn viên tương ứng. Theo đó, hệ thống giám sát có hơn 170 camera bố trí tại nhiều khu vực trong khuôn viên ký túc xá. Dữ liệu thu thập từ camera sẽ được truyền trực tiếp đến phần mềm quản lý video VMS. Phần mềm này cũng có khả năng lưu trữ những bất thường để làm bằng chứng, là các hình ảnh, video playback được trích tại thời điểm xảy ra bất thường thông qua phần mềm VMS. Dựa trên hình ảnh thu thập, kết hợp cùng dữ liệu lưu trữ trong hệ thống, AI sẽ phân tích, nhận diện khuôn mặt và đưa ra kết quả chỉ trong vài giây. Phần mềm đảm bảo độ chính xác hơn 90% trong thí nghiệm và đạt 85% trong vận hành thực tế. Bên cạnh nhận diện khuôn mặt, bộ giải pháp còn ứng dụng công nghệ nhận diện giới tính, có khả năng phân biệt nam, nữ với độ chính xác hơn 90%. “Nhờ hệ thống camera giám sát này, ban quản lý ký túc xá giải quyết nhiều vấn đề an ninh như trộm cắp, vi phạm nội quy… để từ đó tạo nề nếp học tập, sinh hoạt lành mạnh trong ký túc xá; nâng cao ý thức tôn trọng tài sản chung, cũng như hỗ trợ công tác giám sát từ xa của ban quản lý. Bên cạnh giải pháp sử dụng AI trong quản lý sinh viên tại ký túc xá, Trường ĐH Bách Khoa đã và đang triển khai ứng dụng AI vào giám sát an ninh, trật tự công cộng tại nhiều địa phương và đơn vị, trong đó có Công an phường 1, quận 10”, TS. Hiếu cho biết.

Đại diện hội đồng tư vấn nghiệm thu Sở KH-CN TP.HCM đánh giá kết quả nghiên cứu rất tốt, đặc biệt là độ chính xác của lõi AI nên tính ứng dụng thực tế không chỉ dừng lại ở quy mô giám sát an ninh ký túc xá mà có thể ứng dụng điểm danh/chấm công, kiểm tra người chứng nhận tiêm vắc-xin phòng chống dịch Covid-19, cũng như các giải pháp xác thực và nhận diện khác.

Vi phu qua đưng ming điu tr ung thư thanh qun

Một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực y tế cũng vừa được Sở KH-CN TP.HCM nghiệm thu trong tháng 12-2021 là “Ứng dụng phẫu thuật laser vi phẫu qua đường miệng trong điều trị ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm”. Đề tài này được thực hiện bởi PGS.TS Trần Phan Chung Thủy và các cộng sự thuộc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM. Theo PGS.TS Trần Phan Chung Thủy (chủ nhiệm đề tài), phương pháp điều trị cơ bản trong ung thư thanh quản hiện vẫn là phẫu thuật và xạ trị. Các phương pháp điều trị triệt để này có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến các chức năng thở, nuốt và phát âm của bệnh nhân, làm giảm chất lượng sống. Do đó, kỹ thuật cắt thanh quản một phần ra đời nhằm bảo tồn các chức năng của thanh quản mà vẫn duy trì kiểm soát tại chỗ. Với những tiến bộ về công nghệ laser trong những năm gần đây, phương pháp vi phẫu ung thư thanh quản bằng laser qua đường miệng bắt đầu được ứng dụng và ngày càng được chấp nhận như là phương pháp trị liệu có hiệu quả. Nhóm nghiên cứu cũng hoàn thành tài liệu hướng dẫn thực hiện 2 quy trình là phẫu thuật cắt u dây thanh bằng laser CO2 qua đường miệng và quy trình chăm sóc hậu phẫu, theo dõi bệnh nhân sau cắt u dây thanh bằng laser CO2, giúp cho quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. “Phương pháp này giải quyết 3 mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm; đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật laser vi phẫu qua đường miệng trong bệnh lý ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm; đánh giá bảo tồn chức năng thanh quản sau phẫu thuật laser vi phẫu qua đường miệng trong bệnh lý ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm. Áp dụng phương pháp này, bệnh nhân có tỷ lệ khỏi bệnh tương đương xạ trị, ít biến chứng và ít đau, đặc biệt là bệnh nhân phục hồi nhanh hơn”, PGS.TS Thủy khẳng định.


C
t khi u bng laser, nhum và đánh du biên phu thut trên u gi sinh thiết tc thì (nh: nhóm nghiên cu)

Theo báo cáo, phương pháp phẫu thuật laser vi phẫu qua đường miệng được sử dụng để điều trị cho 84 bệnh nhân, gồm 82 nam và 2 nữ ung thư thanh quản tầng thanh môn giai đoạn sớm nhập viện, không có hạch cổ di căn (N0), không có di căn xa (M0), có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM. Trong quá trình cắt bỏ khối u, việc sử dụng laser để đánh dấu ranh giới cắt bỏ tổn thương cho phép cắt bỏ hết khối u và bảo tồn tối đa tổ chức lành nhằm hạn chế ảnh hưởng về mặt chức năng thanh quản do việc cắt bỏ khối u gây ra, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ tái phát khối u tại chỗ. Trong nghiên cứu, có 15 trường hợp có biến chứng (chiếm 17,8%), bao gồm: 1,2% chảy máu sau phẫu thuật; 2,4% tràn khí dưới da; 9,5% có mô hạt viêm; 3,6% bị dính mép trước. Tỷ lệ tái phát (tính đến thời điểm tháng 11-2021) là 2/84 trường hợp (2,4%). Một trường hợp tái phát tại chỗ được điều trị bằng phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần, còn một trường hợp tái phát tại chỗ và có di căn hạch được cắt thanh quản toàn phần kết hợp nạo hạch cổ tận gốc và xạ trị bổ túc. Nhóm nghiên cứu cho rằng tỷ lệ phẫu thuật thành công 97,9%, không bị tái phát là khá khả quan. Bệnh nhân xuất viện khi thở thông qua đường tự nhiên, ăn uống qua đường miệng bình thường và vết mổ lành. Có bệnh nhân xuất viện chỉ sau 2 ngày. Bệnh nhân xuất viện trễ nhất là vào ngày thứ 10. Trong số các bệnh nhân được điều trị, người nhỏ nhất là 34 tuổi, từ đó PGS.TS Thủy đề xuất, thời gian tới cần được hỗ trợ kinh phí và nhân lực để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian dài hơn. Nghiên cứu này nhằm đánh giá toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh, phương pháp điều trị, hiệu quả, tỷ lệ tái phát và sống còn ở bệnh nhân ung thư thanh quản. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình phẫu thuật laser vi phẫu qua đường miệng trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân không chỉ kéo dài thời gian sống mà còn bảo tồn chức năng thanh quản, mau chóng sinh hoạt bình thường.

Trn Trng Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)