Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công nghệ sau thu hoạch giúp gia tăng giá trị nông sản

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Công ngh sau thu hoch quyết đnh vic tăng giá tr nông sn, đm bo chui cung ng cho th trưng trong nưc và xut khu. Ti Vit Nam, nhiu gii pháp công ngh sau thu hoch đã đưc ng dng, góp phn gii quyết thc trng “gii cu” nông sn c… đến hn li lên.


Mt doanh nghip gii thiu máy sy năng lưng đến khách tham quan

Các bên cùng có li

Kỹ sư công nghệ Đào Trọng An (Công ty CP Nông Xanh, TP.HCM) đánh giá, so với khoảng 5 năm trước, hiện nông sản của Việt Nam, cụ thể là các sản phẩm chế biến tinh, sấy khô, nước ép… đã được các doanh nghiệp chú ý khai thác phục vụ thị trường nhờ các giải pháp ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, sự khai thác này chưa thật sự hiệu quả vì nhiều loại trái cây tươi đến mùa vẫn còn tồn đọng, nhà nông thất thu, trong khi nhiều quốc gia lại chuộng trái cây sấy khô của Việt Nam.

Theo ông An, công nghệ sau thu hoạch có vai trò rất quan trọng trong việc đưa nông sản ra thị trường, là cầu nối giữa nhà sản xuất và thị trường, tạo thành chuỗi khép kín, an toàn từ sản xuất đến chế biến, đóng gói… Nếu công nghệ sau thu hoạch lạc hậu thì chỉ có thể cung cấp cho thị trường với nguyên liệu thô, trong khi đó rất nhiều loại nông sản có thể chế biến dưới dạng nước ép, tinh bột… Chuyện kêu gọi giải cứu nông sản hàng năm cũng một phần do chúng ta thiếu công nghệ sau thu hoạch. Như thanh long, khoai lang…, chúng ta có thể chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận nhờ dùng công nghệ chế biến hiện đại.

Theo các chuyên gia, công nghệ sau thu hoạch trong nước cũng đã lần lượt ra đời và luôn cải tiến đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản. Đặc biệt, các công nghệ mới không thua kém công nghệ của nước ngoài lại có giá thành thấp, thậm chí chỉ bằng 1/2 giá của công nghệ ngoại nhập. Nhiều năm cung cấp giải pháp công nghệ cho ngành sản xuất và chế biến nông sản, ông Đào Thanh Khê (Giám đốc Công ty Pháp Việt) khẳng định, công nghệ sau thu hoạch sẽ giúp gia tăng giá trị nông sản, giảm bớt tổn thất sau thu hoạch, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho nông dân. Thực tế có nhiều hộ gia đình, hợp tác xã rất giỏi về sản xuất nhưng còn hạn chế ở khâu chế biến, do vậy chỉ cung cấp cho thị trường nguyên liệu thô dẫn đến giá trị của nông sản chưa cao. “Để hỗ trợ người nông dân cũng như các doanh nghiệp chế biến, chúng tôi đã chế tạo thiết bị cô đặc mật ong siêu tốc, thiết bị lên men thực phẩm, máy chưng cất tinh dầu, máy chiết xuất chân không, máy tách hạt trái cây…”, ông Khê cho biết.

Ông Khê cho biết thêm: “Giải pháp công nghệ sau thu hoạch với mục tiêu cuối cùng là gia tăng giá trị nông sản. Máy tách hạt (thanh long, đu đủ, chanh dây, dưa hấu…) ra đời đáp ứng yêu cầu của thị trường, giải quyết được bài toán gia tăng giá trị nông sản. Cụ thể, sử dụng máy tách hạt thanh long sẽ cho ra sản phẩm nước ép tươi đóng chai (có thể uống liền hoặc chuyển qua các khâu sản phẩm khác) mà không cần giải pháp vệ sinh sản phẩm. Hạt sau khi tách còn có thể sử dụng chế biến dầu hoặc làm bánh kẹo đảm bảo giá trị dinh dưỡng”.

Phc v chuyn đi s trong nông nghip

Công nghệ sau thu hoạch được đánh giá là thị trường tiềm năng được các trường, viện, doanh nghiệp tập trung khai thác từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản… Giải pháp công nghệ trong nước cho bảo quản nông sản, thực phẩm cũng đã được ứng dụng mang lại hiệu quả cao. Ông Trần Ngọc Đảm (Công ty TNHH Công nghệ năng lượng và môi trường Ces Plasma) chia sẻ, nông sản được trồng hữu cơ nhưng không có giải pháp làm sạch, bảo quản tốt thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Theo ông Đảm, để làm sạch và bảo quản thực phẩm, lâu nay thường dùng hóa chất, ozon… nhưng hiệu quả kém do thời gian bảo quản ngắn, dễ hỏng, đó là chưa kể đến lượng hóa chất tồn dư ảnh hưởng đến sức khỏe. “Khắc phục nhược điểm trên, chúng tôi đã nghiên cứu thành công hệ thống ứng dụng công nghệ Plasma xử lý, bảo quản rau củ và thực phẩm. Đây là công nghệ đã ứng dụng trong việc tạo nước tiệt trùng không dùng hóa chất, nước sạch cho nuôi trồng. Công nghệ này đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu như không chất bảo quản, không nhiễm virus, nấm độc…”, ông Đảm cho biết. Một thiết bị cho công nghệ sau thu hoạch nông sản được các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp quan tâm là thiết bị sấy bằng năng lượng. Đây là thiết bị tích hợp máy tách ẩm đầu buồng sấy, lấy không khí ngoài môi trường, lọc bụi và tách nước trước khi thổi vào buồng sấy. Nhờ đó mà buồng sấy luôn có độ ẩm thấp, giúp quá trình sấy hiệu quả hơn, ít tốn nhiên liệu và rút ngắn thời gian.


B điu khin đ m bo qun nông sn trưng bày ti mt hi ch

Bà Bùi Thanh Bằng (Giám đốc Trung tâm Thông tin thống kê và Khoa học công nghệ, Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) cho biết, hàng năm trung tâm tổ chức sự kiện Techmart công nghệ sau thu hoạch nhằm giới thiệu, quảng bá các công nghệ mới của các trường ĐH, viện, doanh nghiệp khởi nghiệp… Đồng thời tạo điều kiện để các đơn vị được tư vấn công nghệ, xúc tiến thương mại. “Trước yêu cầu sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, việc lập cầu nối để giới thiệu sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng công nghệ số, sản xuất nông nghiệp thông minh, IoT, quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc, quản lý trang trại thông minh… là rất cần thiết. Qua sự kiện Techmart công nghệ hàng năm cho thấy, các giải pháp công nghệ sau thu hoạch được giới thiệu hầu hết là các sản phẩm do người Việt nghiên cứu chế tạo. Đó là những sản phẩm ứng dụng công nghệ cao tích hợp trí tuệ nhân tạo và sử dụng năng lượng sạch với giá thành hợp lý cho doanh nghiệp, hộ gia đình…”, bà Bằng nhận định.

Bài, ảnh: Trn Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)