Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công nghệ số: “Chìa khóa” để doanh nghiệp phát triển

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Liên đoàn Thương mi và Công nghip Vit Nam (VCCI), trong hai tháng đu năm 2023, kinh tế – xã hi đã có nhiu du hiu tích cc như khách quc tế đến Vit Nam tăng 36,6 ln so vi cùng k năm 2022, xut siêu đt 2,82 t USD, đu tư công đưc đy mnh nhưng đơn hàng xut khu gim, ch s giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 4,6%, ch s sn xut công nghip (IIP) gim 6,3%, s doanh nghip (DN) thành lp mi thp hơn s DN ngưng hot đng.


Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tham quan mt gian hàng ca doanh nghip công ngh

Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, bắt buộc các DN phải ứng dụng công nghệ số (CNS) vào kinh doanh, sản xuất. Theo các chuyên gia kinh tế, CNS là việc áp dụng các công cụ và phương tiện kỹ thuật số vào quá trình sản xuất và kinh doanh của DN.

Công ngh s giúp doanh nghip vưt qua khó khăn

Nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh kinh tế thế giới được hầu hết các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng chậm lại do cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn vẫn còn tiếp diễn, thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nền kinh tế nước ta vẫn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng khi Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ hạ còn 6,3%.

Trước tình hình này, các DN sản xuất không thể ngồi yên chờ đợi sự hỗ trợ từ Nhà nước mà phải tự cải tiến và sáng tạo để vượt qua khó khăn. Theo đó, CNS là một trong những giải pháp hiệu quả để giúp các DN sản xuất tăng trưởng và nâng cao cạnh tranh.

Chia sẻ kinh nghiệm tận dụng CNS vượt qua thách thức để tiếp tục vươn lên phát triển, bà Nguyễn Thị Kim Dung – Giám đốc quốc gia Tập đoàn Epicor tại Việt Nam – cho rằng, chính các bất ổn sẽ sinh ra cơ hội nếu DN sẵn sàng lựa chọn đương đầu thách thức thông qua việc đổi mới sáng tạo.

Theo bà Dung, Việt Nam đang khủng hoảng thừa – thiếu lao động, đặc biệt gặp khó khăn trong tuyển dụng, giữ chân lao động chất lượng cao, có khả năng thích nghi, áp dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, khó khăn gián đoạn chuỗi cung ứng, lạm phát kinh tế, nhu cầu ngày càng tăng cao với sản phẩm thân thiện môi trường. Trong bối cảnh này, việc đầu tư mới hoặc triển khai kế hoạch phát triển kinh doanh mới đòi hỏi phải có một báo cáo dựa trên đánh giá cụ thể. Điều này chỉ đạt được thông qua dữ liệu. Mặt khác, thách thức phổ biến hiện nay đó là các DN sản xuất luôn luôn được kỳ vọng sẽ giao hàng đúng hạn và tối đa hóa lợi nhuận. Cũng có nhiều yêu cầu cao hơn, đó là tăng cường các trải nghiệm cá nhân cho khách hàng thông qua chuyển đổi số. Đơn cử, tăng khả năng tìm kiếm thông tin sản phẩm, cung cấp cho khách hàng khả năng tùy chọn, tự mình định cấu hình sản phẩm trước khi chốt đơn hàng với nhà sản xuất.

Như vậy, để tồn tại phát triển đòi hỏi các DN phải sẵn sàng đương đầu thông qua việc đổi mới sáng tạo. Việc này còn giúp các DN có lợi thế cạnh tranh.

Bà Dung bày tỏ quan ngại, hiện nay tỷ lệ DN làm chủ được công nghệ của mình vẫn còn rất ít. Khoảng cách của sự phát triển giữa DN dẫn đầu và DN tụt hậu ngày càng lớn.

“Điều làm cho sự phát triển của DN dẫn đầu trong thời kỳ khó khăn càng vươn lên do chính sự đổi mới sáng tạo, trong đó chuyển đổi số là top 5 trong khoản đầu tư của họ. Theo đó, các khoản đầu tư tập trung vào điện toán đám mây, công cụ phân tích các dữ liệu thông minh trong kinh doanh, đầu tư các thiết bị cầm tay tăng tính di động…”, bà Dung nói.

Công ngh s mang li nhiu li ích cho doanh nghip

Ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch VCCI – cho biết, CNS là việc áp dụng các công cụ và phương tiện kỹ thuật số vào quá trình sản xuất và kinh doanh của các DN, giúp sản xuất tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện có. CNS mang lại nhiều lợi ích cho DN sản xuất – Đó là tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ thiết kế, đặt hàng, nhập kho, gia công, lắp ráp, kiểm tra chất lượng đến giao hàng cho khách hàng. Tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực như máy móc, thiết bị, nguyên liệu và nhân công để giảm lãng phí, tăng năng suất cũng như nâng cao khả năng thích ứng với thị trường và nhu cầu của khách hàng bằng cách áp dụng các phương pháp sản xuất linh hoạt.

“Việc tận dụng các công nghệ mới như kết nối internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn Big Data hay điện toán đám mây… còn giúp thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định và cải tiến liên tục; đồng thời tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn cho khách hàng bằng cách tập trung vào chất lượng, tính năng và trải nghiệm của người dùng”, ông Thành cho biết.

Chia sẻ các giải pháp trọng điểm vượt qua khủng hoảng của TP.HCM, ông Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP – thông tin, có 5 nhóm trọng tâm, gồm: Giải ngân đầu tư công; Cải cách hành chính và thể chế;  Thúc đẩy tăng trưởng; Cơ cấu lao động; Y tế.

Trong đó, đối với nhóm cải cách hành chính và thể chế, việc thực hiện mục tiêu của năm 2023 sẽ tập trung vào 5 nền tảng phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành. Đó là hệ thống theo dõi các chỉ tiêu kinh tế – xã hội theo thời gian thực; Hệ thống giám sát xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân – cổng thông tin 1022; Hệ thống theo dõi chỉ số năng lực cạnh tranh của các sở, ngành, địa phương; Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các cơ quan trên địa bàn TP; Ứng dụng công dân thống nhất hướng đến Hệ thống quản trị TP trên nền tảng số.

Đối với tiếp cận đột phá về công nghệ, đổi mới sáng tạo và kinh tế số, sẽ hợp tác với ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường ĐH – mạng lưới vườn ươm, trung tâm nghiên cứu khoa học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Hợp tác với các tập đoàn công nghệ – các chương trình đồng ươm tạo thế hệ kỳ lân mới; Chương trình xúc tiến đầu tư và quy trình đầu tư rút gọn vào lĩnh vực công nghệ; xin thí điểm xây dựng đề án khai thác và sử dụng dữ liệu của TP.

Phú Cát

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)