Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Công nghệ số hóa trong hoạt động giáo dục ở Trường THPT Tây Thạnh

Tạp Chí Giáo Dục

Trong bi cnh phát trin như vũ bão ca công ngh s, ngành giáo dc không th đng ngoài. Quan đim này đang đưc Trưng THPT Tây Thnh (qun Tân Phú) áp dng xuyên sut trong năm hc khi mnh dn ng dng công ngh vào hot đng dy hc và qun tr nhà trưng.


Vic dy và hc ca trưng nh nhàng, gim áp lc

“Trong buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và nhà giáo tổ chức trực tuyến vào tháng 8-2023, Bộ trưởng đã nhấn mạnh vai trò của hiệu trưởng, người đứng đầu trường phổ thông, trong việc đổi mới giáo dục. Nếu hiệu trưởng không đổi mới thì khó có thể hy vọng ở ngôi trường đó đổi mới được…” – thầy Nguyễn Quang Đạt – Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh nêu.

Giúp tương tác thưng xuyên gia nhà trưng và ph huynh

Chẳng hạn, với việc thu học phí không dùng tiền mặt, cùng với chủ trương chung của ngành, nhà trường thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua liên kết với hệ thống ngân hàng đã từ lâu, giúp xóa bỏ tình trạng phụ huynh phải xếp hàng chờ đợi…

Về quản lý điểm số học sinh, sổ liên lạc, nhà trường sử dụng hoàn toàn bằng phần mềm công nghệ điện tử. Phần mềm này kết nối trực tuyến với ứng dụng eNetViet. Vì vậy, khi đã tham gia kết nối (bằng điện thoại, máy tính bảng, laptop…), phụ huynh có thể xem tình hình học tập, rèn luyện của con em mình ở mọi nơi, mọi thời điểm…

Các cuộc họp cha mẹ học sinh được nhà trường nhất quán phương châm gọn nhẹ, tiện lợi, tiết kiệm… Giáo viên chủ nhiệm không còn nặng nề về hồ sơ, số liệu, bảng mẫu, giấy tờ các loại. Sổ liên lạc học sinh được ứng dụng bằng sổ điểm điện tử. Giáo viên không cần phải in bảng điểm cho từng em, nên đỡ vất vả, tốn kém.

Đặc biệt, việc điểm danh học sinh hàng ngày được nhà trường thực hiện bằng máy và nhận diện học sinh qua thẻ đeo, khuôn mặt giúp dễ dàng kiểm soát chuyên cần của học sinh. Thầy cô giám thị, giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình từng em, như học sinh đó đi học lúc mấy giờ, em nào nghỉ học, em nào đi học trễ…


Trưng THPT Tây Thnh ng dng công ngh s vào đng b hot đng ging dy và qun tr nhà trưng

“Hiện nay, việc học sinh nghỉ học làm đơn xin phép, nhà trường không nặng nề phụ huynh phải vào trường xin phép như cách làm trước đây. Đơn xin phép được thực hiện hoàn toàn trực tuyến, cha mẹ học sinh xin phép qua hệ thống eNetViet tiện lợi, nhanh chóng. Nhà trường căn cứ vào đó để duyệt đơn…”, thầy Nguyễn Quang Đạt cho biết.

Không đ hc sinh mt bài nh gii pháp dy hc trc tuyến h tr

Hiện nay, công tác dạy học và kiểm tra, đánh giá được nhà trường kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến bằng phần mềm K12Online.

Với cách thức này, theo thầy Nguyễn Quang Đạt sẽ giúp việc dạy học đa dạng, chủ động, linh hoạt… Quan trọng hơn, chủ trương chung của trường là không để học sinh phải bỏ tiết, mất bài học vì bất cứ lý do gì. Chẳng hạn khi học sinh nghỉ học vì nhiều lý do khác nhau các em sẽ được học bù bằng hình thức online. Công tác chuyên môn của trường cũng yêu cầu giáo viên đưa bài cho học sinh học online, cho học sinh thực hiện bài kiểm tra, đánh giá trên phần mềm K12Online định kỳ trong mỗi học kỳ của năm học. Điều này giúp cho việc học tập, kiểm tra, đánh giá đa dạng hơn về hình thức, tạo được hứng thú cho học sinh.

Áp dụng công nghệ số vào hoạt động dạy học, đòi hỏi học sinh phải trang bị phương tiện (smartphone, laptop…) khi đến trường. Trường THPT Tây Thạnh không cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Ngược lại khuyến khích phụ huynh trang bị thiết bị thông minh cho con em, coi như một phương tiện để hỗ trợ, phục vụ cho việc học. Song song đó, bộ phận giám thị nhà trường giám sát chặt chẽ việc sử dụng điện thoại của học sinh qua hệ thống camera gắn trong từng lớp học.

Ngoài ra việc áp dụng công nghệ số cũng được sử dụng trong khâu điểm danh công nhân viên nhà trường. Phòng tư vấn tâm lý học đường cũng đã lập các group, các đường link để tư vấn trực tuyến cho học sinh bên cạnh tư vấn trực tiếp tại phòng tư vấn. Thư viện nhà trường cũng đã bố trí nhiều máy tính kết nối mạng để giúp cho học sinh đọc sách mạng bên cạnh việc đọc sách in. Các cuộc thi trong phong trào thi đua của học sinh cũng hướng đến tận dụng ích lợi của công nghệ số. Chẳng hạn cuộc thi về “Cuốn sách tôi yêu” – một cuộc thi có bề dày lâu năm, trở thành “thương hiệu” tại trường Tây Thạnh – được chuyển từ hình thức viết bài cảm nhận sang làm clip. Vì thế sản phẩm trở nên sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều, thu hút học sinh hào hứng tham gia.

Bằng việc ứng dụng đồng bộ, hiệu quả công nghệ vào công tác giảng dạy và quản trị nhà trường, chất lượng giáo dục của Trường THPT Tây Thạnh đã không ngừng được nâng cao. Việc dạy và học được nhẹ nhàng, cởi bỏ nhiều áp lực cho cả người dạy và người học. Từ đó hướng đến việc xây dựng trường học hạnh phúc một cách thực chất, hiệu quả, gần gũi…

Trn Ngc Tun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)