Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Công nghệ xử lý chất thải y tế thân thiện môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

X lý cht thi y tế hin là bài toán khó và cp thiết không ch riêng Vit Nam mà còn ti nhiu nưc trên thế gii.


Theo các chuyên gia, TP.HCM cn quy hoch khu x lý cht thi y tế tp trung vi quy mô và công sut ln, áp dng công ngh hin đi… (nh minh ha)

Tại Việt Nam, lượng chất thải y tế thải ra khoảng 600 tấn/ngày, trong đó có khoảng 10% là chất thải nguy hại. Chất thải rắn y tế có xu hướng tăng ở hầu hết các địa phương. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19 đã phát sinh một lượng lớn rác thải y tế cần xử lý. Riêng TP.HCM, theo thống kê của Sở TN-MT TP.HCM, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh, chất thải y tế tăng từ 40 tấn/ngày lên gần 150 tấn/ngày. Thông tin này được ông Nguyễn Đức Tuấn (quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin thống kê, Sở KH-CN TP.HCM) đưa ra tại hội thảo phân tích xu hướng công nghệ “Xử lý chất thải y tế” do trung tâm này tổ chức mới đây.

Cht thi y tế tăng, h thng x lý quá ti

Ông Nguyễn Đức Tuấn cho rằng, xử lý chất thải y tế đang là vấn đề nhức nhối của Việt Nam. Bởi đây là nguồn chất thải có khả năng lây nhiễm các loại virus, vi khuẩn nguy hiểm, có rủi ro cao với sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay lượng rác thải y tế phát sinh hàng ngày càng tăng khiến hệ thống xử lý quá tải. Từ thực tế đó, ông Tuấn kỳ vọng thời gian tới có nhiều nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, doanh nghiệp hợp tác chuyển giao các sáng chế, công nghệ tiên tiến xử lý chất thải y tế cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Bà Lê Thị Thanh Thùy (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM – Citenco) cho biết, theo thống kê của Citenco, trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022, có 30-40 tấn chất thải y tế phát sinh mỗi ngày, trong đó có 90% là chất thải nguy hại và 10% là chất thải phát sinh do dịch Covid-19. Lượng chất thải y tế nguy hại phần lớn phát sinh từ khoảng 7.000 cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm chuyên ngành thuộc hệ dự phòng, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế phường/xã, phòng khám tư nhân…). Hiện TP.HCM có 3 đơn vị đủ chức năng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; trong đó, 90% do Citenco thực hiện, còn lại là Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh và Công ty CP Môi trường Việt Úc thực hiện, đều bằng phương pháp đốt. Đối với Citenco, chất thải y tế nguy hại sẽ được thu gom vận chuyển và lưu chứa thùng 240l và 660l đặt tại các bệnh viện và sau khi thu gom sẽ vận chuyển về công trường Đông Thạnh và Bình Hưng Hòa để xử lý bằng phương pháp đốt. Lò đốt có công suất 21 tấn/ngày đã được đưa vào vận hành từ 2010 đến nay.

Qua quá trình vận chuyển, thu gom và xử lý chất thải nguy hại vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm như: Lưu chứa tại một số bệnh viện chưa đảm bảo, một số nơi lưu chứa chung giữa chất thải y tế và chất thải sinh hoạt. Thiết bị lưu chứa, nhà lưu chứa tạm chưa đạt tiêu chuẩn, một số nơi nhà chứa tạm chưa bố trí lối đi riêng, gây khó khăn cho đơn vị thu gom. Mặc dù đã phân loại chất thải nguy hại, không nguy hại, tuy nhiên chưa phân loại rác thải sinh hoạt. Các đơn vị xử lý chưa chú trọng đến giải pháp thu hồi cũng như tái chế chất thải nguy hại. Hiện thành phố cũng chưa có khu tập trung để xử lý và tái chế chất thải nguy hại công suất lớn. Từ thực tế trên, bà Thùy đề xuất thành phố cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chế tài đối với các đơn vị chưa phân loại chất thải tại nguồn cũng như chưa thực hiện đúng quy định. Kiểm tra, xử lý các đơn vị thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế không đúng quy định. Cấp bách quy hoạch khu xử lý chất thải y tế tập trung với quy mô và công suất lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, tái chế thu hồi và có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị áp dụng công nghệ hiện đại.

Công ngh mi x lý cht thi y tế

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho biết trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu xử lý chất thải y tế. Một số công nghệ xử lý đã được đăng ký và cấp bằng sáng chế, nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao, ứng dụng thành công vào thực tiễn.


Ti TP.HCM, theo thng kê ca S TN-MT TP.HCM, khi dch Covid-19 bùng phát mnh, cht thi y tế tăng t 40 tn/ngày lên gn 150 tn/ngày

ThS. Phạm Mai Duy Thông (nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu thí nghiệm trọng điểm – ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết trên thế giới đã có công nghệ xử lý chất thải y tế bậc cao. Riêng tại phòng nghiên cứu thí nghiệm trọng điểm đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng Sponge MBR kết hợp quá trình Ozone loại bỏ kháng sinh trong nước thải y tế. “Nghiên cứu gần đây tại các bệnh viện, dư lượng kháng sinh trong nước thải rất cao, nguy hiểm hơn là nhóm kháng sinh có cấu trúc mạnh vòng bền. Hiện nay có một số công nghệ xử lý màng lọc sinh học, công nghệ có giá thể… nhưng các công nghệ này chủ yếu loại bỏ một số thành phần chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện như hàm lượng hữu cơ, chất dinh dưỡng. Riêng về kháng sinh thì công nghệ này không đáp ứng được. Việc kết hợp bể phản ứng sinh học với lọc màng để xử lý nước thải bệnh viện có điểm mới là kết hợp với giá thể di động, sẽ xử lý nước thải có tải lượng chất ô nhiễm cao và có thể tăng cường quá trình đồng xử lý, giảm thiểu bẩn màng”, ThS. Thông nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bình (Viện Nghiên cứu cơ khí, Bộ Công thương) đưa ra giải pháp xử lý chất thải y tế bằng phương pháp hấp. Đây là công nghệ đang được vận hành tại một công ty ở Hà Nội. “Công nghệ này dùng nhiệt để diệt vi khuẩn, virus sau khi đưa rác vào nồi hấp và hiện đang vận hành 3 ca với khoảng 10 tấn/ngày đêm”, ông Bình cho biết.

Đề cập đến công nghệ xử lý chất thải y tế hiện nay, ông Bình thừa nhận các đơn vị hầu hết áp dụng công nghệ đốt. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thứ phát, tạo bụi khó xử lý, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng rất lớn. Với công nghệ hấp đang vận hành thân thiện với môi trường, chi phí bảo dưỡng thấp; độ an toàn vận hành rất tốt nhờ hoàn toàn tự động. Đặc biệt là công nghệ tiếp cận nước ngoài, đảm bảo khử khuẩn đạt chuẩn. Đây là tiêu chí về công nghệ mà các đơn vị xử lý chất thải y tế quan tâm.

Bài, ảnh: T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)