Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công nghiệp chip bán dẫn và cơ hội cho nhân lực chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Công nghip bán dn, vi mch là mt ngành có tim năng rt ln trong tương lai v nhu cu nhân lc trình đ cao, cht lưng cao. Các cơ s giáo dc đi hc (GDĐH) ti Vit Nam đ ngun lc đ đào to nhân lc ngành này. Tuy nhiên, cn có gii pháp, cơ chế phù hp thu hút sinh viên cũng như gii quyết đu ra cho sinh viên…


B trưng B GD-ĐT Nguyn Kim Sơn cho rng, cn đào to nhân lc ngành công nghip chip bán dn vi tinh thn cht lưng cao

Chiến lưc v đào to nhân lc phc v công nghip chip bán dn

Thống kê của Vụ GDĐH, Bộ GD-ĐT, trong giai đoạn 2019-2022, số tuyển mới sinh viên ĐH khối STEM tăng trung bình 10% mỗi năm, cao hơn so với mức tăng trưởng chung 6,5%. Ba lĩnh vực có mức tăng trưởng trung bình hàng năm mạnh nhất là máy tính và công nghệ thông tin (17,1%), công nghệ kỹ thuật (10,6%). Các ngành phù hợp (điện tử – viễn thông, vi điện tử…) tuyển mới khoảng 6.000 sinh viên và tốt nghiệp khoảng 5.000 sinh viên/năm (gia tăng trung bình 7%/năm). Các ngành gần (cơ điện tử, tự động hóa, kỹ thuật máy tính…) tuyển mới khoảng 15.000 và tốt nghiệp khoảng 13.000/năm (gia tăng trung bình 10%/năm).

Theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này trong 5 năm tới khoảng 20.000 và 10 năm tới khoảng 50.000 từ trình độ ĐH trở lên. Do đó, nhân lực cho ngành công nghiệp chip bán dẫn, nhất là nhân lực chất lượng cao vẫn rất lớn. Tuy nhiên do thị trường lao động về lĩnh vực bán dẫn – vi mạch mới manh nha hình thành, chủ yếu ở dạng tiềm năng, thách thức lớn nhất là làm sao thu hút được sinh viên theo học các chuyên ngành này và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp.

Theo các cơ sở GDĐH, muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ, dẫn dắt. TS. Nguyễn Trung Hiếu, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, Chính phủ cùng các địa phương cần nghiên cứu tổ chức/phát triển tối thiểu 3 trung tâm công nghệ cao, đặc biệt ưu tiêu đầu tư cho thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn tại 3 khu vực Bắc – Trung – Nam. Có thể đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

PGS.TS Trần Mạnh Hà, ĐH Quốc gia TP.HCM kiến nghị cần có chiến lược cấp quốc gia về công nghệ bán dẫn để huy động các nguồn lực lâu dài. Ngoài ra, cần bổ sung mã ngành cấp 4 cho ngành thiết kế vi mạch ở cả đào tạo ĐH và sau ĐH, đẩy nhanh mở thí điểm ngành thiết kế vi mạch cho các trường đủ năng lực.

Cùng với đào tạo nguồn nhân lực, cần tính toán giải pháp đầu ra và “giữ chân” nhân lực chất lượng. Ông Nguyễn Phúc Vinh, Giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam cho rằng cần đầu tư có trọng điểm và dài hạn cho các cơ sở GDĐH… Các chính sách đầu tư có thể kể đến như ưu đãi về học phí, học bổng cho sinh viên; lương và phúc lợi cho giảng viên cũng như chuyên gia giảng dạy…


5 cơ s giáo dc ĐH ký kết biên bn hp tác liên minh sn sàng bo đm, nâng cao cht lưng và hiu qu đào to ngun nhân lc cht lưng cao

PGS.TS Nguyễn Hồng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng cho rằng, đến nay, Đà Nẵng có 2.450 doanh nghiệp công nghệ số (trung bình 2,3 doanh nghiệp công nghệ/1.000 dân, đứng thứ 2 toàn quốc (sau TP.HCM) và gấp 3 lần trung bình toàn quốc; có 46.000 nhân lực công nghệ số. Nhưng số lượng doanh nghiệp vi mạch bán dẫn lớn tại Đà Nẵng chưa nhiều. Để phát triển nhân lực chất lượng cao công nghệ chip bán dẫn, thành phố cần có chính sách thu hút doanh nghiệp vi mạch bán dẫn; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, chuyên gia giỏi trong nước và quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu tại các trường (hỗ trợ thủ tục hành chính, kinh phí đi lại, lưu trú…). Đồng thời, xây dựng trung tâm nghiên cứu vi mạch bán dẫn; hỗ trợ giáo viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn…

Đào to nhân lc cn có l trình, bài bn

Phát biểu kết luận tại Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp chip bán dẫn từ các cơ sở GDĐH Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, đây là thời cơ rất quan trọng, góp sức vào sự phát triển của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam trong tương lai, các trường ĐH nâng cao vị thế của ngành giáo dục tại Việt Nam, đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi tham gia vào lĩnh vực công nghệ lõi. Nếu phát triển được lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, sẽ nâng được tầm, vị thế của đất nước, nâng tầm được vị thế cả hệ thống ĐH Việt Nam.

Trong khuôn kh ca hi tho, 5 cơ s GDĐH gm: ĐH Quc gia Hà Ni, ĐH Quc gia TP.HCM, ĐH Đà Nng, ĐH Bách khoa Hà Ni, Hc vin Công ngh Bưu chính Vin thông ký kết biên bn hp tác liên minh. Mc tiêu ký kết hp tác này nhm phát huy tim năng, thế mnh, thng nht kế hoch hành đng cùng các cơ s GDĐH Vit Nam đ sn sàng bo đm, nâng cao cht lưng và hiu qu đào to ngun nhân lc cht lưng cao, phc v nhu cu phát trin ngành công nghip bán dn.

Ngành công nghệ chip bán dẫn là lĩnh vực công nghệ cao, cần đầu tư cao, yêu cầu cao, kỳ vọng cao, người học có thể có lương cao… nhưng phải đào tạo với tinh thần chất lượng cao. Chúng ta có trí tuệ, có dữ liệu, có kế hoạch, với quyết tâm cao nhưng phải có lộ trình, bài bản, chắc chắn. Đây là ngành mới, không thể phát triển bằng kinh nghiệm cũ, thói quen cũ, cách làm cũ; phải có cách làm, tầm nhìn thực sự mới mẻ.

Những giải pháp về mặt thể chế, cần đề xuất những tầm giải pháp cao hơn như nghị quyết của Chính phủ, của Quốc hội. Với các trường đủ quyết tâm chứng minh được khả năng thì sẵn sàng cho các trường tuyển sinh sớm. Về phía Bộ GD-ĐT, sẵn sàng ban hành thông tư và quy chế đặc biệt để thu hút chuyên gia, liên kết đào tạo, để sử dụng chương trình của nhau…

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)