Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Cần phải nhanh hơn nữa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đ phù hp vi bi cnh mi, mô hình công nghip hóa, hin đi hóa (CNH-HĐH) đt nưc ta trong thi gian ti phi thay đi, trong đó cn da trên nn tng khoa hc, công ngh (KH-CN) và đi mi sáng to. Bi theo các chuyên gia kinh tế, đây là hai nn tng có vai trò đng lc hàng đu thúc đy phát trin kinh tế – xã hi.


Quá trình trin khai công nghip hóa – hin đi hóa vn ch yếu da vào lao đng không qua đào to, không có k năng

Đến nay, trong hơn 35 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn xác định nhiệm vụ CNH-HĐH là động lực, nhiệm vụ then chốt của quá trình phát triển kinh tế – xã hội; là chìa khóa phát triển đất nước theo hướng hiện đại và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia. Hiện tại chúng ta vẫn phải hoàn thiện mô hình này trong tình hình mới.

Khoa hc – công ngh chưa th hin đưc vai trò đng lc

Ông Hoàng Minh – Giám đốc Học viện KH-CN và Đổi mới sáng tạo – nhấn mạnh, chỉ có KH-CN và đổi mới sáng tạo mới giúp cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh. Thực tiễn các quốc gia đang phát triển qua mô hình này cho thấy giữa trình độ, tiềm lực KH-CN của quốc gia đối với quy mô nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thời gian qua, KH-CN của nước ta có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Đây cũng là nền tảng, điều kiện để thời gian tới chúng ta có những điều chỉnh, thúc đẩy KH-CN đóng góp tốt hơn trong phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Minh, hiện nước ta đang có khoảng cách giữa chủ trương đường lối với thể chế hành động làm cho KH-CN chưa thể hiện được vai trò động lực. Các chính sách thúc đẩy phát triển, chính sách đầu tư tài chính còn hạn chế. Nguyên nhân do đặc thù của ngành KH-CN có độ trễ và rủi ro. Ngân sách đầu tư vẫn chủ yếu của Nhà nước, chưa huy động được nguồn lực xã hội.

Theo đó, ông Minh kiến nghị việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là một số cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội để tạo điều kiện thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo là hết sức cần thiết.

“Yếu tố thuận lợi của nước ta đang có các FDI, dịch vụ công nghệ cao của các quốc gia, tổ chức quốc tế. Nếu không chuyển tải và cải thiện năng lực, tiềm lực KH-CN thì không thể có được điều kiện và công cụ thúc đẩy, đưa KH-CN vào phát triển kinh tế – xã hội”, ông Minh nói.

Không chỉ dựa trên nền tảng KH-CN và đổi mới sáng tạo, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, CNH-HĐH dựa trên cả nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm. Phải đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ nhân dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng; bảo đảm gắn kết chặt chẽ, đồng bộ tiến trình CNH-HĐH với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số quốc gia và đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Việc thực hiện mô hình CNH-HĐH phải trên cơ sở xác lập lộ trình, bước đi cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra các đột phá phát triển.

Riêng TP.HCM từ lâu đã xác định định hướng CNH-HĐH là bước đi vô cùng quan trọng nhằm thiết kế lại các giải pháp đột phá và chính sách ưu tiên.

Để đạt mục tiêu đề ra, theo ông Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, TP.HCM cần thiết có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp mô hình siêu đô thị trên 10 triệu dân, cũng như tháo gỡ ba nút thắt tăng trưởng về vốn, thể chế và hạ tầng giao thông nhằm thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế. Đây chính là bệ phóng để tăng năng suất lao động, huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, tăng cường liên kết ngành, cụm ngành giữa các địa phương trong vùng, tận dụng thế mạnh của nhau để tăng năng lực cạnh tranh, chia sẻ các chi phí và rủi ro, tạo sức mạnh cộng hưởng của từng địa phương trong vùng.

Quá nhiu ngành mũi nhn

Nêu lên một số vấn đề cần thiết, quan trọng đặt ra trong tiến trình CNH-HĐH đất nước, đặc biệt về cách thức Việt Nam nhanh chóng tiếp cận, tham gia và tận dụng tốt nhất những cơ hội, thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để bứt phá, tăng tốc phát triển nhanh, bền vững, nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, ông Trần Tuấn Anh – Trưởng ban Kinh tế Trung ương – nhấn mạnh, đây là những vấn đề rất lớn, có tính chất phức tạp, không chỉ của riêng Việt Nam mà còn gắn với những tác động, ảnh hưởng có tính toàn cầu. Do vậy, chúng ta cần phải đổi mới tư duy về cách tiếp cận mô hình phát triển, đặt ra những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp mang tính tổng thể và có tính thực thi cao.

Hơn nữa, yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi cần phải chuyển đổi tư duy phát triển, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh sáng tạo, vươn lên làm chủ công nghệ, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu cao.

Nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của thay đổi tư duy. Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động với sự cạnh tranh, ảnh hưởng của các cường quốc, cùng với vấn đề toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế.

Ông Nguyễn Mạnh Cường – Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước – cho rằng, cần có những bước phát triển mới về tư duy, nhận thức mới có thể tạo ra những đột phá về CNH-HĐH trên phạm vi quốc gia, các địa phương, các ngành. Địa phương nào cũng muốn phát triển công nghiệp để giải quyết vấn đề thu ngân sách, việc làm, thu hút lao động nên việc tập trung phát triển công nghiệp là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, điều kiện mỗi địa phương không giống nhau nên cần phải suy nghĩ.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng – Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 35 năm qua, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao nhưng còn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của một số nền kinh tế khu vực Đông Á đạt được trong cùng thời gian thực hiện CNH như Hàn Quốc, Nhật Bản; trong khi tiềm năng nước ta hoàn toàn có dư địa để có thể đạt được cao hơn. Vấn đề này đòi hỏi phải xem lại, nghiên cứu thêm.

Sự chênh lệch về thu nhập, mức sống cũng cho thấy thành quả chưa được phân bổ đồng đều giữa các vùng, khu vực, nhóm dân cư. Quá trình triển khai CNH-HĐH vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều vốn, lao động không qua đào tạo, không có kỹ năng cũng phải xem lại vì chưa phải là dựa trên đổi mới sáng tạo.

Ngay cả chiến lược CNH-HĐH đã xây dựng từ lâu nhưng đến nay nhiều nội dung chưa rõ trọng tâm, trọng điểm cần thiết. Đôi khi quá nhiều ngành kinh tế mũi nhọn nhưng lại không xác định được ngành nào là ngành ưu tiên…

Minh Phương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)