Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Công nghiệp truyền thông: Hoàng hôn của báo giấy

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Công nghệ và internet đã thay đổi tương lai ngành truyền thông thế giới với sự lụi tàn dần của những tờ báo vốn tồn tại hàng trăm năm qua. Mặc dù chỉ thay đổi công cụ thể hiện nhưng bộ mặt của báo chí thế giới sẽ thay đổi từ đây.

Bình minh báo mạng


Ngày càng ít người đọc báo giấy

Báo cáo “Thực trạng truyền thông năm 2010” của Trung tâm Nghiên cứu dư luận và báo chí Pew có trụ sở tại Washington (Mỹ) mới công bố cho thấy, báo mạng đã trở thành sự lựa chọn số 1 của người dân Mỹ.

Báo cáo này dựa trên các cuộc khảo sát và cho kết quả: 46% người được hỏi cho biết họ đọc tin tức trên báo mạng ít nhất 3 lần/tuần, trong khi chỉ có khoảng 40% đọc tin tức trên báo giấy và trên các website của báo giấy đó.
Doanh thu từ quảng cáo của báo mạng cũng lần đầu tiên vượt báo giấy, đạt 25,8 tỷ USD so với mức doanh thu 22,8 tỷ USD của báo in.
Bình minh của báo mạng cũng là hoàng hôn của báo giấy. Hiệp hội Báo chí Mỹ cho biết, số lượng phát hành báo ngày đã giảm trung bình 2,5%.
Đến năm 2010, lượng phát hành báo giấy tiếp tục giảm, cụ thể nhật báo giảm 5% và báo ra ngày chủ nhật giảm 4,5%. Về nhân sự, trong năm qua, các tòa soạn báo giấy tại Mỹ phải liên tục cắt giảm lao động, sa thải từ 1.100 – 1.500 nhân viên.
Sự giảm sút thu nhập cũng buộc các tờ báo đẩy mạnh phiên bản báo mạng và thu tiền người dùng truy cập các nội dung độc quyền trên website của họ.
Báo cáo cũng nêu ra một xu hướng mới của thời đại công nghệ số, đó là ngày càng có nhiều người Mỹ (khoảng 47%) cập nhật tin tức qua các thiết bị như máy tính bảng và điện thoại di động.
Các cuộc thăm dò tại Mỹ cho thấy, mức độ phổ biến của các kênh truyền hình địa phương lên đến 78%, các kênh có tầm phủ sóng cấp quốc gia như NBC, CNN, Fox News chiếm 71% và các đầu báo mạng là 61%.
Trong khi đó số lượng độc giả của các tờ báo hàng đầu như New York Times sụt giảm đến 50%.
Số liệu khảo sát cũng cho thấy những kênh thông tin tổng hợp như Google News và ALO cũng trở nên phổ biến, được nhiều người sử dụng tương đương với website của CNN và BBC.
Sống chung với “con sói Google”

Cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google đang đi những bước đi cơ bản để chiếm lĩnh thị trường báo giấy. Trước hết, tham vọng này thể hiện qua dự án Google Book Search – dự án số hóa (scan) sách từ các thư viện lớn trên thế giới nhằm mục tiêu giúp người dùng internet có thể đọc được những cuốn sách nổi tiếng trực tuyến.

Punit Soni, Giám đốc quản lý sản phẩm của Google, cho biết, dự án số hóa báo giấy lần này sẽ góp phần bổ sung thêm nội dung cho ứng dụng Google News Application.
Mục tiêu của Google trong việc thực hiện dự án này là mang đến cho người dùng internet cơ hội được tìm kiếm và đọc lại tất cả những bài viết, từ những bài viết của tạp chí địa phương nhỏ lẻ cho đến những bài viết trên các tờ báo tầm cỡ quốc gia, thế giới.
– Trong năm 2010, khoảng 46% người Mỹ đọc tin tức trên mạng internet ít nhất 3 lần/tuần, trong khi đó, con số này đối với báo giấy là 40%.
– Doanh thu từ quảng cáo của báo điện tử cũng lần đầu tiên vượt báo giấy, đạt 25,8 tỷ USD so với mức doanh thu 22,8 tỷ USD của báo in.

Google cũng vừa ra mắt dịch vụ Google Fast Flip cho phép đọc báo trực tuyến nhanh và tiện lợi như lật trang báo giấy.

Có rất nhiều đầu báo nổi tiếng được hỗ trợ như: The New York Time, BBC News, US Magazine, The Washington Post… Google Fast Flip là một trang tin tổng hợp từ nhiều nguồn, hoàn toàn miễn phí và không cần đăng ký tài khoản nào để sử dụng.
Google trả phí cho các tờ báo này. Trong sự hợp tác này, các tờ báo giấy vẫn có đất để sống, nhưng sống "tầm gửi" vào "người khổng lồ" Google. Vì thế, có thể coi Google vừa là “con sói ăn thịt” vừa là "cứu tinh" của các tờ báo.
Công nghệ đã thay đổi số phận của các tờ báo nên chính công nghệ cũng có thể cứu sống được ngành công nghiệp báo chí thế giới. Công nghệ giấy điện tử hứa hẹn giúp họ tiếp cận nhiều độc giả hơn trong khi vẫn tiết kiệm chi phí in ấn và phân phối. Một số tờ báo đã bắt đầu ứng dụng công nghệ mới để thích ứng với thời cuộc.
De Tijd, một tờ báo về tài chính của Bỉ, bắt đầu phát hành một số phiên bản “báo giấy điện tử”. Thiết bị này có màn hình cảm ứng, tiêu thụ điện năng thấp, sử dụng mực kỹ thuật số – hàng triệu vi chất capsule với chiều rộng chỉ bằng một sợi tóc, có thể hiển thị hình ảnh trắng đen tùy thuộc vào dòng điện.
Tờ Herald Tribune, thuộc công ty The New York Times, cũng đang xem xét để đưa các bài viết lên một sản phẩm tương tự như của De Tijd vào cuối năm nay.
Sony cũng sắp cho ra mắt giấy điện tử, có khả năng tải sách, báo và postcard với giá khoảng 400 USD. Những sản phẩm này có trọng lượng trung bình 0,3 kg (đủ nhẹ để cầm bằng một tay), có thể cập nhật thông tin ngay khi tới các điểm truy cập không dây Wi-Fi (hotspot) hoặc qua kết nối internet và cho phép lật trang bằng một phím bấm cảm ứng.
Tờ Les Echos, hiện thuộc Pearson (công ty mẹ của The Financial Times), lại tiếp cận công nghệ theo một hướng khác. Thay vì chuyển trực tiếp định dạng báo in vào thiết bị, công ty này tùy biến dữ liệu để nó trông như một phiên bản website.

LAM HỒNG / DNSG

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)