Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Công nhận đạt chuẩn nông thôn mới còn hình thức, chạy theo bệnh thành tích

Tạp Chí Giáo Dục

Công nhận đạt chuẩn nông thôn mới còn hình thức, chạy theo bệnh thành tích

Thứ sáu, 30/09/2016, 13:56 (GMT+7)

(SGGPO). – Ngày 30-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)  và phát động phong trào thi đua cả  nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội nghị. Ảnh: VGP

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, tính đến ngày 15-9, cả nước có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn NTM (dự kiến hết năm 2016 sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn); còn 300 xã dưới 5 tiêu chí (3,36%). Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước là 13,1 tiêu chí/xã. Có 24 huyện đạt huyện NTM, dự kiến hết năm 2016 sẽ có khoảng 30 huyện đạt chuẩn NTM.

Về kết quả huy động nguồn lực, giai đoạn 2011-2015, tổng vốn để thực hiện chương trình này là 851.380 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước bố trí trên 98.6 00 tỷ đồng, chiếm 11,6%; 88,4% số vốn là huy động từ các nguồn lực khác nhau – người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, tín dụng, nhưng riêng vốn tín dụng chiếm 434.950 tỷ đồng). Năm 2016, cả nước huy động được trên 332.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chỉ trên 7.300 tỷ đồng (2,2%), vốn tín dụng là 78%, người dân đóng góp 4,7%.

Thủ tướng nhấn mạnh, NTM là cuộc cách mạng, phải kiên trì thực hiện để giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong ảnh trồng rau tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Ảnh: T.L

Giai đoạn 2016-2020, chương trình đặt mục tiêu đến năm 2020, khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó ở vùng Đông Nam bộ đạt 80% số xã; ĐBSCL 51%; đồng bằng sông Hồng 80%; Tây Nguyên 43%..). Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng sống của cư dân nông thôn, tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015. Tổng  vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho chương trình giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 193.155 tỷ đồng (ngân sách trung ương trên 63.000 tỷ đồng; địa phương 130.000 tỷ đồng). Trong quá trình điều hành, Thủ tướng sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để hỗ trợ thêm và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện chương trình.

Trong số các giải pháp  thực hiện chương trình, ban chỉ đạo sẽ tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM; đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, trong đó huy động tối đa nguồn lực của địa phương (từ năm 2017, HĐND tỉnh được quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã), cùng với đó huy động sự đầu tư của doanh nghiệp, sự đóng góp tự nguyện của nhân dân…

Tại hội nghị, tỉnh Điện Biên là địa phương đầu tiên báo cáo. Lãnh đạo tỉnh cho biết, kết quả xây dựng NTM của Điện Biên đạt rất thấp so với kế hoạch; vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào vốn nhà nước. Đến 2020, tỉnh Điện Biên phấn đấu có 2 huyện NTM, 35 xã NTM, thu nhập bình quân đạt 19 triệu đồng/người/năm…Trước ý kiến của Điện Biên mang tính báo cáo hành chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khá thẳng thắn nói: bản chất của xây dựng NTM là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần, “chứ không chỉ là xây dựng hạ tầng cơ bản đâu”. Vì thế, phải đi vào bản chất của vấn đề để tìm giải pháp thật then chốt, thật trúng, để bảo đảm xây dựng NTM đúng mục tiêu, người dân được thụ hưởng từ chương trình.

Cũng theo Thủ tướng, nguồn lực để xây dựng NTM nhà nước bỏ ra không nhiều (giai đoạn 2011-2015, tổng vốn để thực hiện chương trình này là 851.380 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước bố trí trên 98.6 00 tỷ đồng, chiếm 11,6%), vấn đề đặt ra là huy động nguồn lực ở đâu?. Cùng với đó, phải bàn cách tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, giải quyết hạn chế, đơn cử như nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.

“Những tỉnh làm được nhưng nợ nần lớn thì giải pháp nào để triển khai?. Giải pháp mà Ban chỉ đạo đưa ra từ năm 2017, HĐND tỉnh được quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã thì các đồng chí có đồng ý không? Nếu ở cấp xã như vậy thì cấp huyện, cấp tỉnh ra sao”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải nhìn rõ những tồn tại, bất cập trong quá trình xây dựng NTM.  Đó là một số nơi chưa quan tâm đến việc tổ chức sản xuất của nông dân. Nhiều nơi huy động quá sức dân. Nhiều nơi đánh giá, công nhận đạt chuẩn NTM còn hình thức, chạy theo bệnh thành tích;  hoặc khi đã đạt rồi thì thỏa mãn, phong trào chững lại, cho thấy khát vọng làm giàu cho quê hương, bản thân của nhiều cán bộ, của các cấp chính quyền nhiều nơi chưa cao.

Thủ tướng  nhấn mạnh, NTM là cuộc cách mạng, phải kiên trì thực hiện để giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Phải hiểu bản chất của xây dựng NTM là nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần, bao gồm cả xây dựng hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ môi trường… chứ không riêng một mặt nào. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp trong xây dựng NTM, nhất là vai trò của người đứng đầu chính quyền các cấp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, hành động vì nhân dân để  bảo đảm thay đổi cuộc sống của người dân ở nông thôn. Xây dựng NTM không được chạy theo thành tích, toàn hệ thống chính trị, toàn dân, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng NTM.

Giai đoạn tới xây dựng NTM gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,  quy hoạch phát triển, đó là nét mới so với giai đoạn trước. Huy động nguồn lực xây dựng NTM phải chú trọng xã hội hóa, coi trọng sức dân.

“Việt Nam đang quá trình xây dựng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, nhưng nông thôn, nông dân là vô cùng quan trọng.  Muốn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thành công thì trước hết phải xây dựng NTM thành công. Vì vậy, toàn hệ thống, toàn dân phải chung sức, chung lòng để xây dựng NTM thành công. Phong trào này phải được phát triển sâu rộng, thấm vào cuộc sống. NTM phải là nông thôn kiểu mẫu gắn với xây dựng đô thị mới”, Thủ tướng nhấn mạnh khi phát động phong trào thi đua cả  nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

PHAN THẢO

– See more at: http://sggp.org.vn/nongnghiepkt/2016/9/435418/#sthash.Ak4UcI03.dpuf

Ngày 30-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)  và phát động phong trào thi đua cả  nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội nghị. Ảnh: VGP

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, tính đến ngày 15-9, cả nước có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn NTM (dự kiến hết năm 2016 sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn); còn 300 xã dưới 5 tiêu chí (3,36%). Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước là 13,1 tiêu chí/xã. Có 24 huyện đạt huyện NTM, dự kiến hết năm 2016 sẽ có khoảng 30 huyện đạt chuẩn NTM.
Về kết quả huy động nguồn lực, giai đoạn 2011-2015, tổng vốn để thực hiện chương trình này là 851.380 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước bố trí trên 98.6 00 tỷ đồng, chiếm 11,6%; 88,4% số vốn là huy động từ các nguồn lực khác nhau – người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, tín dụng, nhưng riêng vốn tín dụng chiếm 434.950 tỷ đồng). Năm 2016, cả nước huy động được trên 332.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chỉ trên 7.300 tỷ đồng (2,2%), vốn tín dụng là 78%, người dân đóng góp 4,7%.

Thủ tướng nhấn mạnh, NTM là cuộc cách mạng, phải kiên trì thực hiện để giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong ảnh trồng rau tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Ảnh: T.L

Giai đoạn 2016-2020, chương trình đặt mục tiêu đến năm 2020, khoảng 50% số xã đạt chuẩn NTM (trong đó ở vùng Đông Nam bộ đạt 80% số xã; ĐBSCL 51%; đồng bằng sông Hồng 80%; Tây Nguyên 43%..). Bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng sống của cư dân nông thôn, tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015. Tổng  vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho chương trình giai đoạn 2016-2020 tối thiểu là 193.155 tỷ đồng (ngân sách trung ương trên 63.000 tỷ đồng; địa phương 130.000 tỷ đồng). Trong quá trình điều hành, Thủ tướng sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để hỗ trợ thêm và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện chương trình.
Trong số các giải pháp  thực hiện chương trình, ban chỉ đạo sẽ tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM; đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, trong đó huy động tối đa nguồn lực của địa phương (từ năm 2017, HĐND tỉnh được quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã), cùng với đó huy động sự đầu tư của doanh nghiệp, sự đóng góp tự nguyện của nhân dân…
Tại hội nghị, tỉnh Điện Biên là địa phương đầu tiên báo cáo. Lãnh đạo tỉnh cho biết, kết quả xây dựng NTM của Điện Biên đạt rất thấp so với kế hoạch; vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào vốn nhà nước. Đến 2020, tỉnh Điện Biên phấn đấu có 2 huyện NTM, 35 xã NTM, thu nhập bình quân đạt 19 triệu đồng/người/năm…Trước ý kiến của Điện Biên mang tính báo cáo hành chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khá thẳng thắn nói: bản chất của xây dựng NTM là nâng cao mức sống của người dân cả về vật chất lẫn tinh thần, “chứ không chỉ là xây dựng hạ tầng cơ bản đâu”. Vì thế, phải đi vào bản chất của vấn đề để tìm giải pháp thật then chốt, thật trúng, để bảo đảm xây dựng NTM đúng mục tiêu, người dân được thụ hưởng từ chương trình.
Cũng theo Thủ tướng, nguồn lực để xây dựng NTM nhà nước bỏ ra không nhiều (giai đoạn 2011-2015, tổng vốn để thực hiện chương trình này là 851.380 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước bố trí trên 98.6 00 tỷ đồng, chiếm 11,6%), vấn đề đặt ra là huy động nguồn lực ở đâu?. Cùng với đó, phải bàn cách tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, giải quyết hạn chế, đơn cử như nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.
“Những tỉnh làm được nhưng nợ nần lớn thì giải pháp nào để triển khai?. Giải pháp mà Ban chỉ đạo đưa ra từ năm 2017, HĐND tỉnh được quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã thì các đồng chí có đồng ý không? Nếu ở cấp xã như vậy thì cấp huyện, cấp tỉnh ra sao”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải nhìn rõ những tồn tại, bất cập trong quá trình xây dựng NTM.  Đó là một số nơi chưa quan tâm đến việc tổ chức sản xuất của nông dân. Nhiều nơi huy động quá sức dân. Nhiều nơi đánh giá, công nhận đạt chuẩn NTM còn hình thức, chạy theo bệnh thành tích;  hoặc khi đã đạt rồi thì thỏa mãn, phong trào chững lại, cho thấy khát vọng làm giàu cho quê hương, bản thân của nhiều cán bộ, của các cấp chính quyền nhiều nơi chưa cao.
Thủ tướng  nhấn mạnh, NTM là cuộc cách mạng, phải kiên trì thực hiện để giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Phải hiểu bản chất của xây dựng NTM là nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất và tinh thần, bao gồm cả xây dựng hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ môi trường… chứ không riêng một mặt nào. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp trong xây dựng NTM, nhất là vai trò của người đứng đầu chính quyền các cấp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, hành động vì nhân dân để  bảo đảm thay đổi cuộc sống của người dân ở nông thôn. Xây dựng NTM không được chạy theo thành tích, toàn hệ thống chính trị, toàn dân, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng NTM.
Giai đoạn tới xây dựng NTM gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,  quy hoạch phát triển, đó là nét mới so với giai đoạn trước. Huy động nguồn lực xây dựng NTM phải chú trọng xã hội hóa, coi trọng sức dân.
“Việt Nam đang quá trình xây dựng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, nhưng nông thôn, nông dân là vô cùng quan trọng.  Muốn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thành công thì trước hết phải xây dựng NTM thành công. Vì vậy, toàn hệ thống, toàn dân phải chung sức, chung lòng để xây dựng NTM thành công. Phong trào này phải được phát triển sâu rộng, thấm vào cuộc sống. NTM phải là nông thôn kiểu mẫu gắn với xây dựng đô thị mới”, Thủ tướng nhấn mạnh khi phát động phong trào thi đua cả  nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.

PHAN THẢO (SGGP)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)