Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công tác cải cách hành chính: Không có điểm kết thúc mà phải luôn cải tiến

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Ch tch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, công tác ci cách hành chính (CCHC) TP.HCM không có đim kết thúc mà phi luôn ci tiến và phi đưc thúc đy bi yêu cu ca ngưi dân và doanh nghip cũng như yêu cu phát trin ca TP.


Trung tâm hành chính công TP.Th Đc đưa vào s dng năm 2023 đã đáp ng nhu cu gii quyết th tc hành chính cho ngưi dân và doanh nghip

Các cơ quan hành chính đang n lc “ly lòng” ngưi dân, doanh nghip

Tại Hội nghị tổng kết công tác CCHC năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 do UBND TP.HCM tổ chức mới đây, qua ý kiến của các sở, ngành, quận, huyện cho thấy các đơn vị đã có nhiều nỗ lực trong công tác CCHC để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn…

Tháng 3-2023, quận Bình Tân đã triển khai thực hiện Ứng dụng Instagantt trong công tác theo dõi các chỉ tiêu dự án hạ tầng đô thị, CCHC, chuyển đổi số. Ông Vũ Chí Kiên – Phó Chủ tịch UBND quận – cho biết: “Ứng dụng Instagantt giúp cán bộ quản lý có thể đưa ra các chỉ đạo điều hành và giúp nâng cao hiệu quả quản lý so với các phương pháp truyền thống nhanh hơn, kịp thời hơn. Ứng dụng cho phép người dùng tạo và tùy chỉnh biểu đồ Gantt, dễ dàng theo dõi, lịch trình công việc, có thể phát hiện ra vị trí chậm tiến độ và nhanh chóng điều chỉnh. Đồng thời, thúc đẩy liên kết giữa các cơ quan, đơn vị  trong thực hiện nhiệm vụ, chính quyền điều hành nhanh chóng, hiệu quả và chính xác”.

Tại quận 1, việc triển khai mở rộng và phát huy hiệu quả mô hình Định danh khách hàng điện tử, ứng dụng chữ ký số kết hợp QRCode trên giấy phép và nâng cấp nhiều tính năng tiện ích phục vụ cho người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch không phải thực hiện việc khai báo trực tiếp, tạo điều kiện cho người dân sử dụng những tài liệu, công cụ sẵn có để giao dịch, tương tác với hệ thống thay cho việc tiếp xúc trực tiếp với công chức tại bộ phận một cửa quận – phường…

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quận 1 cũng chỉ ra một số hạn chế, trong đó có lỗi vận hành, không có nguồn dữ liệu cũ phục vụ tra cứu, đối chiếu. Các bộ, ngành triển khai dịch vụ rời rạc chưa tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia. Điều này dẫn đến các mô hình, giải pháp sáng tạo trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã và đang thực hiện hiệu quả trên cổng dịch vụ công của quận, phường phải ngưng sử dụng.

“Để khắc phục khó khăn, UBND quận 1 đề xuất TP kiến nghị các bộ chuyên ngành triển khai đồng bộ trên một cổng duy nhất – “Cổng dịch vụ công quốc gia đồng bộ với Cổng dịch vụ công TP”. Duy trì kết nối đồng bộ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia và trục tích hợp dữ liệu của TP.HCM, kịp thời bổ sung kết nối dữ liệu khi các bộ, ngành triển khai hệ thống thông tin mới nhằm tạo điều kiện cho quận 1 và 10 phường đồng bộ dữ liệu vào hệ thống chuyên ngành. Qua đó giúp nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính hơn nữa”, bà Mai Thị Hồng Hoa – Phó Chủ tịch UBND quận 1 – đề xuất.

Sở Công thương nhận thức sâu sắc việc triển khai ứng dụng chữ ký số là xu hướng, là điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của TP cũng như của ngành nhanh hơn. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Ông Lê Huỳnh Minh Tú – Phó Giám đốc Sở Công thương TP – cho biết: “Nhận thức về pháp lý, công nhận văn bản đã được ký số vẫn còn hạn chế, dẫn đến một số cơ quan có cách xử lý khác nhau. Cụ thể, một số doanh nghiệp đề nghị được nhận bản cứng kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nộp cho các cơ quan khác. Ngoài ra, phương thức ứng dụng chữ ký số cũng chưa theo kịp xu hướng công nghệ và mức độ phổ biến của các thiết bị di động thông minh…”.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, Sở Công thương đề xuất TP ban hành đồng bộ quy chế, quy định việc sử dụng chữ ký số trong dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn. Đây là làm cơ sở pháp lý để cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp thực hiện trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Đưa tt c các th tc hành chính lên nn tng s

Chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch Mãi đề nghị thủ trưởng các sở ngành, quận huyện, thành viên Ban chỉ đạo CCHC TP tiếp tục rà soát, phân tích các kết quả đạt được và chưa được để hoàn thiện, bổ sung kế hoạch 2024. Tập trung khắc phục các hạn chế đã chỉ ra để nhận diện cho đúng, từ đó có giải pháp khắc phục ngay.

“Công tác CCHC ở TP.HCM không có điểm kết thúc mà phải luôn được tiếp tục cải tiến và phải được thúc đẩy bởi yêu cầu của người dân và doanh nghiệp cũng như yêu cầu phát triển của TP. Đơn vị làm tốt công tác CCHC hôm nay nếu không tiếp tục duy trì, không tiếp tục đổi mới cải tiến sẽ bị tụt hậu ngày mai”, ông Mãi nhấn mạnh. Ông mong các đơn vị hãy thi đua với nhau một cách thực chất trong công tác CCHC để nhận lại phần thưởng là sự hài lòng, sự khen ngợi của người dân, doanh nghiệp.

Chủ tịch Mãi nhấn mạnh, TP đã ban hành kế hoạch theo Quyết định 6004 ngày 29-12-2023 với 21 chỉ tiêu và 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 98 nhiệm vụ cụ thể. Trên cơ sở này, các sở ngành, quận huyện cần rà soát lại, hoàn thiện kế hoạch, tập trung triển khai, có theo dõi kết quả hàng tháng, hàng quý để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch. Thời gian tới, thủ trưởng các sở ngành, quận huyện rà soát, cập nhật và triển khai kế hoạch CCHC năm 2024 của ngành và địa phương kết hợp với các nhiệm vụ chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh sở ngành, quận huyện. Từng sở ngành, quận huyện, xã phường, thị trấn phải có kế hoạch đưa tất cả các thủ tục hành chính lên nền tảng số.

Theo báo cáo ca S Ni v, hin TP có hơn 1.800 th tc hành chính đang áp dng. Trong năm 2023, tng s h sơ các s, ban, UBND cp huyn, UBND cp xã tiếp nhn là hơn 22.580.000 h sơ; các đơn v này cũng đã gii quyết 22.500.000 h sơ, trong đó có hơn 22.400.000 h sơ gii quyết đúng hn và hơn 37.600 h sơ gii quyết quá hn. Vi nhng h sơ gii quyết quá hn đu đã đưc thc hin Thư xin li (chiếm t l 100%). Ngoài ra các đơn v hành chính cũng đang gii quyết hơn 74.700 h sơ.

S lưng h sơ đưc cung cp dch v công trc tuyến mc đ toàn trình, mc đ mt phn là 11.722.887 h sơ, tăng so vi cùng k năm 2022. Tính đến tháng 12-2023, tng s dch v công trc tuyến là 740/1.837 th tc hành chính đt t l 40,28%.

“Chúng ta đang hướng đến cuối 2025, hoạt động nền hành chính TP cơ bản diễn ra trên nền tảng số, tức là chúng ta đang xây dựng chính quyền số. Do đó, ngay từ bây giờ, Văn phòng UBND TP, Sở Thông tin và Truyền thông cần rà soát lại, hoàn thiện văn bản chỉ đạo trong quý I để năm nay quyết tâm đưa các thủ tục hành chính lên nền tảng số”, ông Mãi nói.

Ông cũng đề nghị đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, tăng cường kỷ cương hành chính, làm rõ trách nhiệm công chức, viên chức, lãnh đạo các cơ quan gắn với đánh giá và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của sở ngành, quận huyện. Tích hợp các kết quả của chương trình chuyển đổi số, Đề án 06 và trong hoạt động CCHC. Tăng cường ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ AI trong hoạt động của nền hành chính.

Đặc biệt, khẩn trương hoàn thiện triển khai Đề án nền công vụ TP hiệu lực, hiệu quả. “Đây là một sự chuẩn bị cho sự phát triển tương lai. Một TP được gọi là siêu đô thị bên cạnh việc đang hoàn thiện tổ chức bộ máy thì phải tính toán một nền công vụ thích ứng với quy mô của TP để hoạt động hiệu lực hiệu quả. Cố gắng cuối tháng 3-2024 cơ bản hoàn thiện đề án báo cáo cho Thường vụ Thành ủy, HĐND để triển khai sớm trong thời gian tới”, ông Mãi nhấn mạnh.

Nguyn Trinh

 

Bình luận (0)