Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công tác đối ngoại: Đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Công tác đối ngoại: Đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Công tác đối ngoại: Đóng góp hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội Audio

Tri qua 50 năm hình thành và phát trin, công tác đi ngoi ca TP.HCM đã không ngng ln mnh, đóng góp thiết thc và hiu qu vào công cuc phát trin kinh tế – xã hi, bo v ch quyn, xây dng hình nh mt TP hòa bình, năng đng, nhân văn và hi nhp. Nhng kết qu đt đưc là minh chng sinh đng cho tinh thn kiên cưng, đi mi và bn lĩnh đi ngoi ca mt TP luôn vì cc, cùng cc.

Ông Nguyễn Thanh Nghị – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM tiếp đoàn đại sứ Cu Ba tại TP.HCM

“Cánh chim đu đàn” trong đi ngoi

Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – cho biết, ngay sau ngày đất nước thống nhất, giữa muôn vàn khó khăn, TP.HCM đã sớm nhận thức rõ vai trò chiến lược của công tác đối ngoại trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội. Năm 1985, khi cả nước còn đang trong thời kỳ bao cấp, TP đã mạnh dạn đón đoàn gần 70 doanh nhân Hoa Kỳ đến tìm hiểu môi trường đầu tư. Đó là một sự kiện “mở đường” mang tính biểu tượng cho tư duy đối ngoại đổi mới, chủ động, dám nghĩ dám làm của TP.

“TP.HCM đã không ngừng khẳng định vai trò là nơi khởi nguồn của nhiều mô hình hợp tác quốc tế mới mẻ. Từ Khu chế xuất Tân Thuận đến khu đô thị Phú Mỹ Hưng, từ xúc tiến đầu tư quy mô lớn đến các hình thức giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường”, ông Hoan khẳng định.

Theo ông Hoan, sau gần 50 năm phát triển, TP.HCM đã thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác với 58 địa phương trên thế giới, là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế. Đặc biệt, từ giai đoạn đổi mới (1986) đến nay, TP đã thể hiện vai trò “cánh chim đầu đàn” trong triển khai đường lối đối ngoại của Đảng ở cấp địa phương. Từ việc thử nghiệm các mô hình kinh tế đối ngoại đầu tiên, đến những bước đi vững chắc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổ chức các diễn đàn quốc tế, phát triển mô hình “ngoại giao đa tầng” kết hợp hài hòa giữa ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân.

Những thành tựu nổi bật về đối ngoại của TP gắn liền với những kết quả phát triển kinh tế – xã hội quan trọng. Năm 2024, TP tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước về số lượng và quy mô các dự án FDI với hơn 13.000 dự án, tổng vốn đăng ký đạt trên 58 tỷ USD.

Trên lĩnh vực đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, TP đã khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF); hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh với hơn 2.200 doanh nghiệp, chiếm 50% toàn quốc; thương mại điện tử tăng trưởng 52% (cao nhất cả nước).

Ông Hoan khẳng định, đối ngoại ngày càng trở thành một trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần đưa TP.HCM trở thành trung tâm giao lưu quốc tế, kết nối nguồn lực tri thức, công nghệ, đầu tư, văn hóa…

Cũng theo ông Hoan, bước vào giai đoạn mới từ năm 2025 đến 2045, TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế – tài chính – đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Để thực hiện được khát vọng ấy, TP xác định đối ngoại phải được nâng tầm, triển khai một cách chủ động, hiệu quả, sáng tạo và mang bản sắc riêng. Trên tinh thần đó, TP đã ban hành Chiến lược nâng tầm công tác đối ngoại đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với ba định hướng lớn: Đối ngoại phục vụ phát triển bền vững; đối ngoại thích ứng với xu thế toàn cầu và đối ngoại kiến tạo giá trị mới. Mục tiêu của TP là trở thành nơi hội tụ các sáng kiến quốc tế, nơi gặp gỡ của các đô thị sáng tạo, nơi lan tỏa tư duy mở và hình ảnh văn hóa Việt Nam hiện đại.

Nâng cao v thế trên trưng quc tế

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Kinh tế – Xã hội, Trường ĐH Sài Gòn – khẳng định, công tác đối ngoại đã nâng cao vị thế của TP.HCM trên trường quốc tế. Điều đó còn tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ; hát huy sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tạo nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Công tác đối ngoại không chỉ là công cụ để mở rộng quan hệ quốc tế mà còn là một trụ cột chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của TP.HCM.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao – cho rằng, TP.HCM cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực để tiếp cận kiến thức, công nghệ, nguồn lực tài chính và kinh nghiệm quốc tế giúp nâng cao vị thế, xây dựng thương hiệu trong bối cảnh thế giới và khu vực biến chuyển. Theo đó, TP.HCM cần tăng cường tham gia vào các sáng kiến phát triển đô thị bền vững quốc tế. Việc  này giúp các siêu đô thị như TP.HCM tiếp cận kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và huy động nguồn lực quốc tế cho các dự án cụ thể.

TP.HCM cần xác định rõ các TP đối tác ưu tiên, lĩnh vực hợp tác trọng điểm và nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu thông qua các hợp tác trên. Cụ thể, có thể ưu tiên kết nối, thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với các đô thị có đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên hoặc chia sẻ thách thức phát triển. Các chương trình hợp tác cần tập trung vào chuyển giao công nghệ và chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm quản lý trong những lĩnh vực ưu tiên cụ thể của TP.

Ngoài ra, TP cần đẩy mạnh phát triển các dự án hợp tác nghiên cứu, đổi mới sáng tạo về giải pháp đô thị với các đối tác quốc tế. Để thực hiện được cần có cơ chế thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu địa phương với đối tác quốc tế, ví dụ như cung cấp kinh phí đối ứng, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu quốc tế làm việc tại TP.HCM.

Ông Phạm Dứt Điểm – Quyền Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.HCM – thông tin, TP đã ban hành Chiến lược đối ngoại TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, thu hút hiệu quả nguồn lực quốc tế, nâng cao vị thế của TP. Đồng thời đóng góp tích cực vào việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam, chiến lược đối ngoại của TP khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn, nhịp nhàng và hiệu quả giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Quan điểm xuyên suốt của TP là lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm; đồng thời phát huy vai trò chủ động, tích cực của cả hai lực lượng này. Trên tinh thần đó, TP.HCM hướng đến một nền đối ngoại thực chất, hiệu quả, phục vụ trực tiếp cho người dân và doanh nghiệp.

Song Giang

Bình luận (0)