Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cổng trường em bị ô nhiễm: Xóa hàng rong trước cổng trường bằng cách nào?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Nếu tăng cường hiệu quả phục vụ của căn tin đáp ứng nhu cầu học sinh thì sẽ hạn chế được tình trạng học sinh vô tư ăn uống trước cổng trường như thế nàyCác trường khó mà quản lí chuyện học sinh ăn quà và cũng gặp không ít khó khăn với việc di dời các quán hàng rong “mọc” trước cổng trường, mặc dù vấn đề này nhiều năm nay gây “đau đầu” những người làm công tác giáo dục. Không đơn giản là “ngừng ăn” thì sẽ “thôi bán”, khi học sinh vẫn có nhu cầu giải quyết cơn đói bụng thì tại sao căn tin các trường lại chưa phải là nơi đầu tiên các em nghĩ đến? Cô Đào Thị Mộng Hoàng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Gò Vấp) cho rằng tăng cường hiệu quả và chất lượng phục vụ của căn tin trong trường là một trong những giải pháp thiết thực góp phần hạn chế hàng rong.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

> Cổng trường em đang bị ô nhiễm: Bài 2: Những lớp học điếc tai, chướng mắt

> Cổng trường em đang bị ô nhiễm

n tin: Mất khách ngay trên sân nhà

Hầu như các trường đều giáo dục cho học sinh thấy được tác hại của việc ăn uống tại các xe hàng rong đồng thời nâng cao ý thức cho các em trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Nhưng quan sát tại nhiều trường phổ thông, ngay sau giờ tan học, việc đầu tiên các em làm là ùa vào vây quanh các gánh hàng rong ăn ngay một cái gì đó. Đơn giản là vì các em… đói. Thậm chí, có nhiều bậc cha mẹ đến đón con đúng giờ nhưng vẫn nán lại đợi con ăn xong rồi mới đưa về. Hay có những phụ huynh mua vội cho con một chiếc bánh bao, bánh mì… để cho con vừa ngồi sau xe ăn vừa chở con đi cho kịp “ca” học thêm khác.

Hàng rong trước cổng trường, nhất là đối với các trường nằm ngay mặt tiền thuộc các tuyến đường trung tâm thành phố, phụ huynh sẽ bị thu hẹp đất để đậu xe đón con. Nên vào giờ tan trường, với hàng ngàn học sinh ùa ra, ùn tắc giao thông là hậu quả thấy ngay trước mắt. Nếu học sinh có thể giải quyết được cơn đói hay ăn chung với nhau một món gì đó tại căn tin  trong trường thì vấn đề trên không còn đáng lo ngại. Song thực tế với học sinh, căn tin vẫn chưa phải là lựa chọn số một. Hồng Ngọc (học sinh lớp 6, Trường THCS Lương Thế Vinh (Q.3) cho biết, mỗi ngày riêng tiền ăn sáng của em mất 12 ngàn đồng. Số tiền này sẽ giảm đến một nửa nếu ăn sáng tại căn tin trường. Nhưng Ngọc thú nhận là ăn trong căn tin được hai ngày thì em… ngán vì căn tin chỉ có món mì. Thầy Sử Thanh Đông (Phó hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh) nhận định: “Ưu điểm của thức ăn trong căn tin trường là rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như đảm bảo chất lượng. Nhưng số lượng món ăn lại không đa dạng, chủ yếu là bánh mì ốp-la, mì, bánh ngọt, sữa, các loại nước giải khát Hôm nay các em ăn mì, ngày khác các em muốn ăn xôi, bánh bao hay một số món khác thì lại không được đáp ứng. Do nhiều yếu tố nhưng có thể thấy với mặt bằng giá bán thấp, lượng học sinh tại trường khá ít thì việc thay đổi thực đơn trong căn tin không phải dễ dàng. Trong khi đó, hàng rong bên ngoài giá nào cũng bán được. Học sinh trong túi chỉ có vài ba ngàn vẫn có thể ăn được ít nhất một món gì đó. Tôi nghĩ đó là lý do hàng rong bên ngoài vẫn hút học sinh”.

Một thực tế khác khiến căn tin các trường bị “mất điểm” là giờ giấc hoạt động còn nhiều hạn chế. Tại Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (Gò Vấp), cô Hiệu trưởng Đào Thị Mộng Hoàng cho biết sau giờ học sinh ra chơi (tức khoảng sau 15 giờ 30 chiều hoặc tối đa tới 16 giờ 30, căn tin đóng cửa hết giờ phục vụ). Tại Trường THCS Lương Thế Vinh (Q.3), thầy Sử Thanh Đông cũng cho biết sau giờ ra chơi, căn tin trường hết giờ phục vụ. Trong khi đó, 17 giờ học sinh tan trường. Có em ba mẹ đến đón muộn, cũng có em phải tiếp tục học thêm hoặc sinh hoạt đâu đó nên phải ăn tạm một món gì lót dạ. Hàng rong lại tranh thủ cơ hội hoạt động rộn rã vào thời điểm này.

“Đánh thức” bếp ăn nhà trường

Chỉ có thể giảm thiểu hoạt động bán hàng rong chứ chưa thể giải quyết triệt để. Đây là nhận định của nhiều trường mặc dù mong muốn của thầy cô lẫn phụ huynh học sinh là cổng trường an toàn sạch đẹp. Thầy Sử Thanh Đông bày tỏ: “Đầu năm, thấy lực lượng hàng rong “quy tụ” về buôn bán khu vực trước cổng trường đông quá, nhà trường phối hợp với công an phường về “chốt” nguyên hai ngày tại trường nhưng cổng trường cũng chỉ “sạch đẹp” lúc đó. Thời gian sau, hàng rong lại kéo về tụ tập buôn bán, không chỉ gây mất trật tự mà còn xả rác, nhân viên của trường phải tự tay quét dọn để giữ mỹ quan trường mình”. Cũng theo thầy Đông, nhiều lần ban giám hiệu trường đề nghị trực tiếp việc ngưng bán hàng rong trước cổng trường nhưng những người bán cũng chỉ… làm một việc là dịch xe ra xa cổng trường một chút.

Trước đây cổng trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (Gò Vấp) là nơi túc trực của đến 20 xe hàng rong. Hiện nay con số ấy chỉ còn khoảng 7-8 xe. Có được

sự chuyển biến này ngoài việc trường tăng cường giáo dục ý thức cho phụ huynh lẫn học sinh hạn chế sử dụng hàng rong; phối hợp với công an phường, đội dân phòng trong công tác quản lý buôn bán hàng rong và nhờ nhà trường đã có biện pháp thu hút được một lượng đáng kể học sinh đến với bếp ăn trong nhà trường. Trong gần 2.000 học sinh của trường đã có đến hơn 1.000 học sinh bán trú. Đối với học sinh bán trú từ lớp 1 đến lớp 3, trường phục vụ bữa ăn cho trẻ theo đăng ký của phụ huynh. Học sinh bán trú không đăng ký suất ăn theo tháng cũng có thể ăn sáng hoặc trưa tại căn tin của trường nếu có nhu cầu. Giá mỗi suất ăn sáng của học tại căn tin trường là 5 ngàn đồng, không chênh lệch so với bên ngoài bao nhiêu nhưng lại đảm bảo chất lượng, vệ sinh. Hơn nữa, bữa sáng cho học sinh, căn tin trường còn chú trọng chế biến các món ăn có nước và nóng để học sinh dễ ăn. Cô Mộng Hoàng phấn khởi cho biết, chính nhờ cách làm này mà nhà trường đã thu hút được 2/3 lượng học sinh ăn tại trường. Dĩ nhiên là cũng còn tồn tại cả trăm học sinh ăn tại các hàng quán bên ngoài nhưng về lâu dài trường sẽ tiếp tục vận động phụ huynh bởi vì họ là những người trực tiếp mua thức ăn cho trẻ. Điều này không mấy dễ dàng vì có đến 50% học sinh của trường là con em các hộ dân tạm trú, một lượng không nhỏ trong số họ có điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn.

Về lâu dài, giải quyết vấn đề hàng rong, các trường trông chờ rất nhiều vào sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương. Xét ở một góc độ khác, nếu tăng cường hoạt động căn tin tại các trường đủ sức hút học sinh thì các quán hàng rong tất yếu sẽ tự động tìm một môi trường khác…

MÊ TÂM

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)