Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cổng trường luôn rộng mở…

Tạp Chí Giáo Dục

Ba mất chưa mãn tang, chị gái nằm trọn dưới bánh xe tải… Từ một học sinh khá, em trở nên cứng đầu, lì lợm.

Trong tiết học, em tự ý ra vào lớp, thầy cô nhắc nhở thì hất mặt lên kênh kênh hoặc cười nửa miệng. Ngồi không nghiêm túc, lúc kê gối lên cao lúc gác chân qua dãy bàn bên kia, trong túi thập thò một gói thuốc và hộp quẹt, áo quần xộc xệch, khăn quàng không có, tất cả các môn học chỉ ghi một quyển vở, chỗ ngồi không ổn định… Sự tùy tiện của mình được chính em ghi lại trong mấy bản tự kiểm ấy vậy mà viết xong là đâu lại vào đấy.

Tôi tiếp nhận dạy ngữ văn 9 khi đã bước sang học kì II. Tiết học đầu tiên, em đã làm tôi kinh ngạc. Vẫn nhớ năm em học lớp 6, một giọng đọc diễn cảm, hành văn “già dặn” đã để trong tôi niềm tin “trường sẽ có một học sinh giỏi văn”, vậy mà bây giờ, em đọc kiểu cho có, mỗi lần gọi trả lời thì chỉ đứng cười cười. Tôi tìm cách tiếp cận, những buổi cô – trò cùng đi bộ về nhà, biết em sụp đổ trước nỗi đau quá lớn, rồi bất cần với ý nghĩ “không ai hiểu cho là mình đau như thế nào, mất người thân cuộc sống không còn ý nghĩa…”. Tôi chia sẻ, nói những lời đồng cảm và ngoéo tay sẽ như một người chị, người cô, người bạn vong niên của em. Tôi đặt báo cho tuổi học trò rồi đều đặn đưa em, em gửi tôi mấy bài viết, tôi động viên khuyến khích… Còn nhớ, em buồn buồn bảo mẹ bệnh, nhà không có tiền, có người đến đòi nợ, em cần 300 ngàn đồng. Tôi mới qua một trận bệnh, em hỏi đúng vào lúc trong túi chỉ còn 100 ngàn đồng nên tôi phải đi mượn thêm để “lì xì” em.

Tôi nghĩ mình đã cảm hóa được em nhưng không hiểu sao, gần cuối năm học, em lại ngỗ ngược hơn, vi phạm nội quy nghiêm trọng hơn. Hội đồng kỷ luật nhà trường đưa trường hợp của em ra kiểm điểm. Thầy hiệu trưởng có đề cập tới việc mẹ em khóc lóc, đứng ra bảo lãnh và van xin chỉ nên cảnh cáo trước toàn trường thôi. Nhiều đồng nghiệp đồng tình với nguyện vọng chính đáng của một người mẹ đau khổ, người thì không đồng ý, thế là đưa tay biểu quyết hình thức kỷ luật. Tôi chưa bao giờ gọi học trò của mình là học sinh cá biệt nhưng trường hợp này, tôi ủng hộ hình thức em phải bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn! Tôi muốn như vậy vì từ ngày em nổi lên quậy phá trường lớp như một hiện tượng xưa nay hiếm, từ đó có nhiều em cũng bắt đầu quậy phá, không biết nghe lời thầy cô. Tôi e rằng, sau vụ em đánh bác bảo vệ, xách dao chém bạn, đập phá trường lớp… mà vẫn “ngạo nghễ” đi học thì ngôi trường này sẽ có bao nhiêu học trò như em?

Một lần tôi thấy em và bạn vào quán cà phê. Tôi cũng vờ vào và như vô tình sang bàn em nói chuyện với mấy cậu học trò cũ, ý thăm dò xem em đã thấy những sai trái của mình chưa, sẽ trở lại trường với tư thế ra sao. Em bảo rằng, em sẽ nghỉ học luôn. Hết thời hạn kỷ luật em cũng không ra trường, mặt mũi nào em gặp lại cô thầy, các bạn? Tôi bảo, sai lầm thì ai cũng có, điều quan trọng là em có biết sai và em sửa nó như thế nào? Thầy cô và các bạn không quan tâm tới việc em ngã như thế nào, vì sao em ngã, điều mọi người quan tâm đó là em đứng dậy như thế nào sau cú ngã đó. Và điều quan trọng là, cánh cửa nhà trường không bao giờ đóng!

Nguyễn Thị Bích Nhàn (Phú Yên)

Bình luận (0)

Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Cổng trường luôn rộng mở

Tạp Chí Giáo Dục

Ba vừa mất, chị gái nằm trọn dưới bánh xe tải trong một tai nạn giao thông… Từ một học sinh khá, Nam trở nên cứng đầu, lì lợm. Trong tiết học, Nam tự ý ra vào lớp, thầy cô nhắc nhở thì hất mặt lên cơng cơng, trong túi thập thò gói thuốc và bật lửa, áo quần xộc xệch…
Tôi tiếp nhận môn ngữ văn 8 khi đã bước sang học kì II. Tiết học đầu tiên, Nam làm tôi kinh ngạc. Vẫn nhớ năm em học lớp 6, một giọng đọc diễn cảm, hành văn “già dặn” đã để trong tôi niềm tin trường sẽ có một học sinh giỏi văn, vậy mà bây giờ, em đọc vấp váp, mỗi lần gọi trả lời thì chỉ đứng cười cười. Tôi tìm cách tiếp cận thì biết em sụp đổ trước nỗi đau quá lớn, rồi sống bất cần với ý nghĩ, không ai hiểu và thông cảm… Tôi chia sẻ và ngoéo tay sẽ như một người cô, người chị, người bạn vong niên của em. Những mong em sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng càng ngày Nam càng ngỗ ngược. Có hôm đến trường sớm rồi đập phá tường rào, đem dao lên trường, dù đang trong tiết học nhưng vẫn lao tới đòi chém bạn. Tôi muốn gặp riêng thì em cứ trốn tránh…
Hội đồng kỷ luật nhà trường đưa trường hợp của em ra kiểm điểm. Tôi ủng hộ hình thức buộc thôi học có thời hạn! Tôi muốn như vậy vì từ ngày em nổi lên quậy phá thì có nhiều em cũng bắt đầu coi thường nội quy trường lớp. Tôi e rằng, sau vụ em đánh bác bảo vệ, xách dao chém bạn, đập phá trường lớp… mà vẫn cong cớn đi học thì ngôi trường này sẽ có bao nhiêu học trò tên “Nam”?…
Một lần thấy em và bạn vào quán cà phê. Tôi cũng vờ vào và như vô tình gặp, tôi sang bàn em nói chuyện, ý thăm dò xem em đã chuẩn bị tinh thần trở lại trường học chưa. Em bảo rằng, hết thời hạn kỷ luật em cũng không đi học lại, mặt mũi nào em gặp lại cô thầy, các bạn.
Em ơi! Sai lầm thì ai cũng có, điều quan trọng là em biết sai và em sửa như thế nào? Thầy cô và các bạn không quan tâm việc em ngã thế nào, mọi người đang đợi em đứng dậy sau cú ngã đó… Cảnh cửa nhà trường sẽ không bao giờ đóng!
Nguyễn Thị Bích Nhàn
(Trường THCS và THPT Sơn Giang, Sông Hinh, Phú Yên)