Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Công ty Nhật Bản chế tạo kính chữa cận thị

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Đeo kính thông minh Kubota 60-90 phút mỗi ngày có thể giúp chữa cận thị, công ty sản xuất cho biết.
Kubota Pharmaceutical Holdings phát triển thiết bị có thể chữa cận thị và dự định bán ở châu Á trước tiên, nơi có số lượng người cận thị lớn, Nikkei Asia hôm 23/1 đưa tin. Sản phẩm mới được gọi là kính thông minh hay kính Kubota, vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Nguyên mẫu kính thông minh Kubota chữa cận thị
Nguyên mẫu kính thông minh Kubota chữa cận thị.
Kính thông minh chiếu hình ảnh từ thấu kính của nó lên võng mạc người đeo để chữa tật khúc xạ gây cận thị. Đeo kính 60-90 phút mỗi ngày sẽ giúp chữa cận thị, Kubota cho biết. Công ty này có trụ sở tại Tokyo, chuyên phát triển thuốc và thiết bị giúp hỗ trợ xử lý những vấn đề về thị lực.
Kubota chưa công bố thêm thông tin chi tiết về cách hoạt động của kính thông minh. Qua các thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng hơn, hãng này sẽ xác định xem hiệu quả kéo dài bao lâu sau khi người dùng đeo kính, họ cần đeo tổng cộng bao nhiêu ngày để chữa được cận thị hoàn toàn.
Cận thị thường do giác mạc và võng mạc trong mắt cách nhau quá xa. Điều này cản trở ánh sáng hội tụ đúng cách khi đi vào mắt và khiến những vật thể ở xa trông mờ đi. Rất nhiều người châu Á mắc cận thị. Ở độ tuổi 20 trở xuống, 96% người Hàn Quốc, 95% người Nhật Bản, 87% người Hong Kong, 85% người Đài Loan và 82% người Singapore bị cận thị ảnh hưởng, Kubota cho biết.
Để đánh giá hiệu quả của kính thông minh, Kubota đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng trên khoảng 25 người ở Mỹ. "Chúng tôi dự định bán kính ở châu Á đầu tiên. Khu vực này có tỷ lệ người cận thị cao", Ryo Kubota, chủ tịch công ty, chia sẻ.
Kubota dự định bắt đầu bán thiết bị ở các thị trường châu Á, trong đó có Đài Loan, Singapore, Hong Kong, Thái Lan và Malaysia, vào nửa cuối năm nay. Công ty đang cân nhắc bán qua các đại lý địa phương hay bán online.
Kubota bắt đầu thử nghiệm lâm sàng kính thông minh từ tháng 7 năm ngoái, sau khi xác nhận hiệu quả chữa bệnh của cơ chế này nhờ sử dụng một hệ thống máy tính. Công ty cũng đang phát triển thiết bị chữa cận thị dạng kính áp tròng.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)