Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công, viên chức sẽ bị buộc thôi việc khi dùng văn bằng không hợp lệ vào cơ quan nhà nước làm việc

Tạp Chí Giáo Dục

Nghị định 112/2020/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về việc xử lý, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực từ ngày 20/9/2020 với nhiều điểm mới.

Nghị định 112/2020/NĐ-CP được ban hành để thay thế cho Nghị 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật công chức và Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Với hình thức kỷ luật buộc thôi việc, Nghị định 112 đã không còn quy định cụ thể buộc thôi việc đối với: Bị phạt tù mà không được hưởng án treo; Tự ý nghỉ việc với tổng số từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng, hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 3 lần liên tiếp.

Nghị định 112 bổ sung các trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc với công chức gồm:

Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý  hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;

Có hành vi vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp tại Điều 8 (quy định về hình thức kỷ luật khiển trách với cán bộ, công chức);

Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị (Nghị định 34 chỉ quy định: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;);

Nghiện ma túy: đối với các trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (Nghị định 34 chỉ quy định: Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);

Ngoài các trường hợp nêu trên, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 (Không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý điều hành theo sự phân công; để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn).

 

Việc
Việc kỷ luật buộc thôi việc trong Nghị định 112 được bổ sung nhiều điểm mới (Ảnh minh họa)

Về hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức, Nghị định 112 cũng không còn quy định hành vi: Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng; Tự ý nghỉ việc với tổng số từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch.

Các trường hợp buộc thôi việc được quy định cụ thể như sau:

Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý mà tái phạm;

Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16;

Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu , gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17;

Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, đơn vị (Nghị định 27 quy định: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập);

Nghiện ma túy: đối với các trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền (Nghị định 27 chỉ quy định: Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền);

Theo An Vũ/PNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)