Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Covid-19 mất 90% khả năng lây nhiễm khi bay vào không khí

Tạp Chí Giáo Dục

Virus corona mất 90% khả năng lây nhiễm cho chúng ta trong vòng 20 phút sau khi bay vào không khí. Hầu hết khả năng của virus bị mất đi trong vòng 5 phút đầu tiên.
Theo Guardian, đó là kết quả của những mô phỏng đầu tiên trên thế giới về cách virus corona sống sót trong không khí. Phát hiện mới đã tái nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang. Vấn đề thông gió cũng có giá trị nhưng có thể ít quan trọng hơn.
Khi bạn di chuyển ra xa hơn, những hạt khí dung không chỉ loãng bớt mà virus còn ít hơn
Khi bạn di chuyển ra xa hơn, những hạt khí dung không chỉ loãng bớt mà virus còn ít hơn.
Giáo sư Jonathan Reid – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hạt khí dung thuộc Đại học Bristol và là tác giả chính của cuộc nghiên cứu cho biết: “Mọi người đã tập trung vào những khu vực thông gió kém và cho rằng có sự lây truyền trong không khí qua hàng mét hoặc xuyên qua một căn phòng. Tôi không nói là nó không có khả năng xảy ra, nhưng nguy cơ phơi nhiễm sẽ lớn nhất khi bạn đứng gần ai đó. Khi bạn di chuyển ra xa hơn, những hạt khí dung không chỉ loãng bớt mà virus còn ít hơn”.
Giáo sư Reid nói, cho tới giờ các giả định về thời gian virus tồn tại trong các giọt nhỏ trong không khí đều dựa trên các nghiên cứu liên quan tới phun virus vào các bình kín gọi là trống Goldberg. Sử dụng phương pháp này, các nhà nghiên cứu nhận thấy, họ vẫn có thể phát hiện virus lây nhiễm sau ba giờ. Tuy nhiên, những thí nghiệm này không cho thấy chính xác những gì xảy ra khi chúng ta ho hay thở.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bristol đã phát triển một thiết bị cho phép họ tạo ra các hạt nhỏ chứa virus và cho chúng bay giữa hai vòng điện trong khoảng thời gian từ 5 giây tới 20 phút, đồng thời kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ, độ ẩm và cường độ tia cực tím của môi trường xung quanh. Theo giáo sư Reid, đây là lần đầu tiên có thể mô phỏng những gì xảy ra với hạt khí dung trong quá trình hô hấp của con người.
Tiến sĩ Julian Tang, nhà virus học lâm sàng tại Đại học Leicester nhận xét, phát hiện này đã góp phần cổ vũ các nhà dịch tễ học. Ông nói thêm: “Khẩu trang rất hiệu quả… cũng như giãn cách xã hội. Việc cải thiện thông gió cũng có ích”.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)