Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

CPI tháng 4 của Hà Nội tăng 3,28%, TPHCM tăng 3,16%.

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Hà Nội và TP.HCM đều tăng vọt lên trên 3%, trong đó nhóm giao thông vận tải dẫn đầu về mức tăng. Nguyên nhân chủ yếu tác động tới CPI của 2 thành phố này là do việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu.

Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng CPI trên địa bàn đã có mức tăng 3,28% so với tháng 3. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 4 có mức tăng 11,75%. Như vậy là từ đầu năm 2011 đến cuối tháng 4, CPI của Hà Nội đã tăng 9,66%.
Nhóm hàng giao thông vận tải có mức tăng mạnh nhất trong số các nhóm hàng tính CPI, tăng tới 5,82%. Từ ngày 29.3, giá xăng dầu xác lập kỷ lục mới 21.300 đồng/lít đã khiến giá cước vận tải được điều chỉnh tăng từ 10 đến 20%. Tháng trước, việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng thêm 3.000 đồng/lít lên mức 19.300 đồng/lít đã khiến chỉ số giá của nhóm hàng này tăng lên tới 7,41%.
Nhóm giao thông là nhóm biến động giá cả mạnh nhất trong tháng 4 tại cả Hà Nội và TP.HCM
Tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng là 5,06%. Trong đó, mặt hàng lương thực tăng 5,02%, thực phẩm tăng 5,48% và ăn uống ngoài gia đình tăng 3,91%. Hai nhóm hàng trên tăng giá là do tác động của việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá cước vận tải và các mặt hàng sinh hoạt đều tăng giá.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có mức tăng 4,28% do trong tháng giá gas cũng được điều chỉnh tăng. Nhóm giáo dục, bưu chính viễn thông, dịch vụ y tế có mức tăng không đáng kể.
Cục Thống kê TP HCM cũng cho biết, trong tháng 4, CPI của TP.HCM cũng tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm qua. So với tháng 3, chỉ số này tăng 3,16%.
So với cùng kỳ năm 2010 CPI  tháng 4 tăng lần lượt 13,99%. So với thời điểm cuối tháng 12.2010, CPI tháng 4 đã tăng 8,2%. Trong đó, nhóm giao thông cũng dẫn đầu mức tăng tháng 4, với 5,77%. Ở thời điểm cuối tháng 3, chỉ số giá của nhóm giao thông cũng tăng rất mạnh với 7,73%.
Tại TP Hà Nội, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đứng thứ 2 về mức độ biến động so với tháng trước. So với tháng trước, nhóm này tăng 4,56%, trong đó thực phẩm có mức tăng mạnh với 6,19%.
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tiếp tục tăng khá mạnh sau khi tăng 2,62% trong tháng 3. Nhóm này tiếp tục tăng 4,12% so với tháng trước. Các nhóm hàng còn lại trong rổ tính CPI của TP.HCM đạt mức tăng dưới 2%, trong đó, thấp nhất là nhóm giáo dục, chỉ  tăng nhẹ 0,05%.
Giá vàng và USD là nhóm hàng không được tính vào CPI. Tại Hà Nội, chỉ số giá vàng giảm 1,39% so với tháng 3. Tại TP.HCM , trong tháng 4, chỉ số giá vàng giảm 1,47% và chỉ số giá USD giảm 2,48%.
Ngọc Tuyên / Lao Động
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)