Sự kiện giáo dụcTin tức

CSGT TP.HCM xử lý 5.845 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ trong lễ 2-9

Tạp Chí Giáo Dục

Trong thời gian từ ngày 318 đến ngày 39, lực lượng CSGT TP.HCM đã xử lý 5.845 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, tạm giữ 8 xe ô tô, 2.063 xe mô tô, 17 xe thô sơ, phạt tiền trên 3 tỷ đồng.

CSGT TP.HCM xử lý vi phạm trong kỳ nghỉ lễ 2-9
CSGT TP.HCM xử lý vi phạm trong kỳ nghỉ lễ 2-9

Về số vụ tai nạn giao thông, toàn TP xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông làm 3 người chết, 11 người bị thương. So với cùng kỳ giảm 2 vụ, giảm 3 người chết, tăng 2 người bị thương.

Tai nạn giao thông đường sắt không xảy ra. So cùng kỳ giảm 1 vụ, giảm 2 người bị thương.

Theo đánh giá của Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, Công an TP.HCM, vào thời điểm trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 2-9, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn TP.HCM được duy trì ổn định.

Lực lượng CSGT TP.HCM đã thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm TTATGT, trong đó, chú trọng thực hiện tốt công tác điều tiết, phân luồng giao thông đảm bảo cho người dân lưu thông, vui chơi an toàn.

Để đảm bảo duy trì tốt tình hình TTATGT xuyên suốt dịp nghỉ lễ, lực lượng CSGT đã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các lỗi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.

Những ngày nghỉ lễ, đây cũng thời điểm bước vào “tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường”, Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt sẽ tiếp tục tập trung lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ triển khai thực hiện hiệu quả các cao điểm chuyên đề về nồng độ cồn, chất kích thích, quá tải… cũng như các phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, TTATGT trên địa bàn.

Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt khuyến cáo người dân khi lưu thông trên đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TTATGT và sự điều tiết, hướng dẫn của lực lượng CSGT, cần chủ động cập nhật các thông tin về tình hình TTATGT, kịp thời điều chỉnh lộ trình di chuyển phù hợp để đảm bảo an toàn và hạn chế ùn tắc giao thông.

Khi lưu thông trên đường thủy, người dân cần tuân thủ sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện trong việc thực hiện quy định về mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân theo đúng quy cách trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông trong suốt hành trình của phương tiện.

Hồ Trinh

Bình luận (0)