Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cứ 100.000 phụ nữ Việt Nam, có gần 30 người bị ung thư vú

Tạp Chí Giáo Dục

GS.BS Nguyễn Chấn Hùng đang tư vấn cho các bệnh nhân ung thư vú

Tại “Diễn đàn người bệnh ung thư vú” do Bộ Y tế phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam tổ chức mới đây, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp và gây ra tỉ lệ tử vong thứ 2 trên thế giới. Tại Việt Nam, theo số liệu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ với tỷ lệ mắc là 29,9/100.000 người. Thế nhưng, nhận thức và kiến thức về bệnh ung thư vú vẫn chưa được phổ cập rộng rãi nên người bệnh đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn, hiệu quả điều trị rất hạn chế.
Sắp tới, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư “Ngày mai tươi sáng” sẽ phối hợp với các bệnh viện chuyên về ung thư trên toàn quốc khám và sàng lọc miễn phí cho phụ nữ ở 5 thành phố (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ) và huấn luyện chuyên môn cho y, BS trong công cuộc phòng chống và kiểm soát bệnh ung thư vú tại Việt Nam.
Theo BS. Hùng thì trên thực tế, 50% bệnh nhân ung thư có thể được cứu sống bằng các biện pháp điều trị đặc hiệu như: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Trong những năm qua, khoa học nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ, với ứng dụng đa dạng. Tại Việt Nam, sau khi dùng tế bào gốc tủy xương điều trị thành công cho bệnh nhân (1995), đến nay tế bào gốc đã và đang được ứng dụng điều trị các bệnh lý về máu, đái tháo đường, thoái hóa khớp và gần đây tế bào gốc được ứng dụng trong điều trị ung thư vú, ung thư buồng trứng.
T.H

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)