Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cứ “mơ” lớn nhưng… bắt đầu nhỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Tht bi trong khi nghip là điu không tránh đưc, các bn tr khi bưc vào con đưng khi nghip cn ch đng chun b tâm thế đón nhn điu này.


M
t phn thi khi nghip ca sinh viên Trưng ĐH Công ngh TP.HCM

Lời khuyên trên được đưa ra trong chương trình tọa đàm kỹ năng khởi nghiệp “Marketing sản phẩm – Sân rộng hay ngõ hẹp?” do Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tổ chức.

Tht bi là… đưc hc

Lý giải lý do vì sao khi bước vào khởi nghiệp, người trẻ phải chuẩn bị tâm thế đón nhận thất bại, ông Lương Nguyễn Duy Thông (Giám đốc điều hành K&Y Group, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Đồng Tháp) nhận định, mỗi lần thất bại là một lần chúng ta được học, ở một khía cạnh nào đó, thất bại càng nhiều càng học được nhiều. Người thành công thường trải qua nhiều thất bại. Dẫn chứng từ chính câu chuyện bản thân, ông Thông cho biết từng khởi nghiệp khi còn là sinh viên; trải qua biết bao khó khăn sóng gió, đến nay ông đã có vài chục lần… chệch hướng khỏi mục tiêu ban đầu khởi nghiệp. Từ đây, ông khuyên sinh viên khi dấn bước khởi nghiệp cần chuẩn bị tâm thế chủ động đón nhận thất bại trên suốt hành trình. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị vốn kiến thức và vốn kiến thức này phải được rút ra từ thực tế chứ không đơn thuần từ nhà trường. “Khi còn đi học, các sinh viên cứ chuẩn bị nhiều ý tưởng khởi nghiệp để tham gia những cuộc thi. Khi dự thi, các giám khảo sẽ phản biện theo tư duy thị trường, tư duy thực tế, các bạn trẻ sẽ hiểu được ý tưởng đó có phù hợp để khởi nghiệp hay không. Càng tiếp cận nhiều cuộc thi, các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên càng được nhiều chuyên gia, giám khảo góp ý, sẽ tránh được va vấp khi đưa vào thực tiễn”, ông Thông nhấn mạnh.

Từng hướng dẫn nhiều bạn trẻ khởi nghiệp và kết nối rất nhiều quỹ đầu tư, đồng thời từng đầu tư cho nhiều dự án khởi nghiệp, ông Thông chỉ ra thêm, những sinh viên chịu tìm hiểu về thất bại hoặc trải qua nhiều lần “lên bờ xuống ruộng”, thất bại liên tiếp khi đi tiếp cận với quỹ đầu tư vẫn sẽ được đánh giá cao hơn những em vẫn chưa từng nếm trải thất bại. Một doanh nghiệp sẽ không dành quỹ đầu tư cho một dự án khởi nghiệp mà dù các bạn trẻ chuẩn bị đầy đủ, tươm tất hết từ lý thuyết, nền tảng… nhưng lại thiếu tâm thế đón nhận thất bại.

Chiến lưc marketing rt quan trng

Khởi nghiệp từ 10 năm trước đây bằng việc lập công ty chỉ có 2 thành viên, sau đó phát triển rộng quy mô, mở xưởng riêng, tuyển hàng chục nhân viên, ông Điền Huy Tuyên (Giám đốc Sáng tạo cấp cao của Vingroup) chỉ ra, bước đầu tiên người khởi nghiệp cần hiểu thị trường cần gì. Để hiểu được thị trường, không bắt đầu bằng tưởng tượng mà các bạn trẻ cần đi vào thực tế. Bước tiếp theo đó, cần tìm cách để người tiêu dùng hiểu được sản phẩm và thông điệp của sản phẩm để tiếp thị tới họ. Bước thứ ba, tìm cách để khách hàng duy trì dùng sản phẩm, tức biến họ thành khách hàng và khách hàng thân thiết. Đặc biệt, cần làm sao để người khách hàng đó trở thành người truyền thông tin, cảm hứng về sản phẩm đến người tiêu dùng khác.


Các di
n gi chia s ý kiến ti bui ta đàm trc tuyến

Qua những bước trên, ông Tuyên nhận định, marketing (hoạt động tiếp thị) là phần quan trọng xuyên suốt quá trình khởi nghiệp. Nhưng để biết marketing sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm thành công của dự án khởi nghiệp, ông Tuyên cho rằng cần biết sản phẩm đó là gì để xác định sự cần thiết của hoạt động marketing. Trong trường hợp những sản phẩm đã phổ biến, việc chọn lựa ở người tiêu dùng chỉ nhằm mua được sản phẩm tốt thì khâu marketing cực kỳ quan trọng. Còn nếu bạn trẻ đang khởi nghiệp, kinh doanh sản phẩm mang tính độc quyền mà người dùng chưa biết rõ cách sử dụng thì lúc đó marketing cần xuất hiện kịp thời. “Dự án khởi nghiệp của tôi cách đây nhiều năm cũng vậy, ban đầu chỉ quảng bá sản phẩm khởi nghiệp bằng… truyền miệng giản đơn đến bạn bè, sau đó đã phát triển marketing thông qua fanpage, truyền thông số… đưa sản phẩm đến nhiều người hơn”, ông Tuyên nói.

Ông Tuyên nhìn nhận, hiện nhiều sinh viên thường khởi nghiệp, kinh doanh bằng lĩnh vực thời trang quần áo, phụ kiện đa số thông qua nền tảng Facebook, Tiktok, tạo fanpage… với sức sáng tạo cao đã đem đến sự thu hút và hiệu quả. Sinh viên hiện nay rất giỏi trong khâu marketing đối với khởi nghiệp, không cần phải chỉ dạy thêm các em điều này. Cộng với gu thẩm mỹ cá nhân và xu hướng sáng tạo, các em thậm chí còn giỏi hơn một số người trong ngành. Dù vậy, ông Tuyên cũng nhắn nhủ sinh viên, khi khởi nghiệp cứ mơ lớn nhưng hãy bắt đầu nhỏ. Marketing là điều mà ai khởi nghiệp cũng cần có nhưng tránh lập một kế hoạch marketing quá rườm rà, phức tạp. Bởi các em có thể bị rơi vào trường hợp vẽ ra một chiến lược marketing đầy màu hồng nhưng khi vào thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Thc Trân

Bình luận (0)