Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Củ phòng phong

Tạp Chí Giáo Dục

Có hình dáng giống như cà rốt nhưng có màu ngả vàng và kích thước khác nhau tùy loại. Củ phòng phong có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Ảnh: Shutterstock

Phòng phong thuộc nhóm cây thảo có củ, cao khoảng 0,5 – 1 m, vừa được trồng để làm rau củ vừa làm cây kiểng. Có nguồn gốc là loại cây mọc hoang dã, cây phòng phong được biết đến từ năm 1753 bởi nhà tự nhiên học Thụy Điển Carl Von Linné. Củ phòng phong có vị hơi hăng, từ thời Trung cổ đã được dùng như loại rau phổ biến trong các món ăn sống như rau trộn hoặc chín như súp, có thể kết hợp với bất cứ loại thịt và cá nào. Người ta còn sử dụng đọt non để làm rau khi sốt cà, trứng chiên hoặc nêm vào món ăn như rau gia vị.

Củ phòng phong chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn cà rốt, đặc biệt hàm lượng potassium cao với 375 mg/100 gr, kèm theo là mangan, chất xơ. Khi nấu chín, 100 gr củ phòng phong cung cấp 55 Kcal, 19,5 gr glucid, 1,3 gr protein, 0,3 gr chất béo và 4 gr chất xơ. Với thành phần như trên, củ phòng phong có ích cho những người cần vận động thể chất, thường xuyên táo bón; giúp giảm cân và giữ vóc dáng.

Tại Việt Nam, củ phòng phong là một dược liệu quý có nhiều tên gọi khác như bình phong, hồi thảo, thanh phòng phong…, có mặt trong các bài thuốc điều trị kháng khuẩn, kháng vi rút, ức chế vi rút cúm, giảm đau, hạ sốt, lợi tiểu.

Khi mua nên chọn củ nhỏ, chắc tay, màu vàng nhạt, không vết úng. Có thể bảo quản củ trong bao nhựa được 4 tuần hoặc cấp đông củ sau khi chần nước sôi.

Minh Quân (TNO)
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)