Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cử tri TP.HCM trăn trở nhiều vấn đề

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc k hp th 6, Quc hi khóa XV, nhiu t đi biu ca đoàn đi biu Quc hi TP.HCM đã có các bui tiếp xúc c tri. Ti đây, các c tri đã bày t s quan tâm đến tình hình an sinh xã hi, giáo dc, giao thông, phòng cháy cha cháy, phòng chng tham nhũng, ci cách hành chính…


Đi biu Quc hi Phm Khánh Phong Lan tr li các c tri Q.Gò Vp

C tri bn tâm vic sp xếp khu ph, p

Tại buổi tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 2, cử tri Nguyễn Hữu Châu (P.Võ Thị Sáu, Q.3) băn khoăn, Nghị quyết 33 của Chính phủ quy định, dưới phường chỉ có tổ dân phố kèm theo thể chế, chính sách cụ thể. Trong khi Quyết định 3009 của UBND TP.HCM ghi rõ căn cứ quy định của Trung ương nhưng lại quy định “dưới phường chỉ có khu phố” – cái này chưa có thể chế, chính sách cụ thể.

Theo đó, cử tri Châu mong muốn trong quá trình TP thực hiện sắp xếp khu phố, ấp thì nên lắng nghe ý kiến của người dân. Đặc biệt những người làm tổ trưởng tổ dân phố đang rất băn khoăn, trăn trở.

Thay mặt Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 2, bà Trần Kim Yến – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM – trả lời, Nghị quyết 33 nêu rõ đơn vị hành chính đến cấp phường, dưới phường có tổ dân phố. Riêng TP.HCM, mô hình dưới phường có thêm 2 cấp: cấp khu phố đối với phường và cấp ấp đối với xã. Dưới khu phố và ấp có tổ dân phố (đối với cấp phường) và tổ nhân dân (đối với cấp xã). Mô hình này tồn tại ở TP.HCM hơn 40 năm qua và có hiệu quả tích cực.

Hiện nay, khi thực hiện Nghị quyết 33, TP rất cân nhắc, đặt ra vấn đề về việc sử dụng tên gọi khu phố hay tổ khu phố. Do đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện TP đã lấy ý kiến người dân. TP phấn đấu sắp xếp khu phố, ấp hoàn thành trong tháng 2-2024.

“Việc sắp xếp này không ảnh hưởng nhiều đến giao dịch dân sự, đời sống nhân dân”, bà Yến khẳng định.

X nghiêm án tham nhũng, la đo

Đề cập đến việc xử lý một số vụ án liên quan đến tham nhũng, cử tri Lâm Ngọc Mạnh (P.12, Q.3) cho rằng, cần phải xử lý mối quan hệ và nguyên nhân gây ra tham nhũng với phương châm giám sát chặt chẽ việc thực thi pháp luật, mọi người bình đẳng trước pháp luật và xử lý đúng người đúng tội.

Cử tri Mạnh mong muốn thời gian tới công tác này được thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, triệt để hơn.

Là “nạn nhân” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), cử tri Bùi Hữu Tuấn (P.1, Q.Gò Vấp) bức xúc: “Tôi đem tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm tại SCB nhưng doanh nghiệp đã bán trái phiếu qua việc mời chào hình thức sử dụng gói tiết kiệm linh hoạt. Hậu quả của việc “đánh tráo” này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của gia đình tôi…”.

“Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB. Liệu chủ trương này có tính đến việc giải quyết hậu quả do ngân hàng này gây ra cho các nạn nhân hay không? Tôi rất mong qua kỳ họp Quốc hội lần này vụ việc sẽ được đưa ra xem xét”, cử tri Tuấn tha thiết.

Trả lời cử tri Tuấn, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM (Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 7) – thông tin, các cơ quan chức năng đang trong quá trình tiếp tục điều tra những cá nhân, tổ chức liên quan. Nhà nước sẽ không buông trôi vụ việc và đặt mục tiêu thu hồi tiền để trả cho người bị hại; đồng thời xử lý nghiêm minh để làm gương cho các sự việc khác.


Cử tri Q.3 nêu ý kiến

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra 2 đợt, đợt 1 từ 23-10 đến 10-11; đợt 2 từ 20-11 đến 29-11. Tại kỳ họp, Quốc hội dự kiến xem xét thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến 8 dự án luật, xem xét thông qua 2 dự án nghị quyết. Quốc hội cũng xem xét các quyết định, các vấn đề kinh tế – xã hội và ngân sách Nhà nước…

Trả lời chung về công tác phòng chống tham nhũng, bà Yến cho biết, trong những năm gần đây, việc xử lý những vấn đề liên quan đến các vụ án tham nhũng đều được các cấp ủy Đảng thực hiện quyết liệt. TP.HCM cũng thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tùy từng nội dung được phân công theo thẩm quyền theo dõi, giải quyết. Công việc làm nghiêm và có ảnh hưởng rất tích cực đến dư luận xã hội cũng như việc thực thi chức trách của đội ngũ cán bộ, công chức.

Nhiu d án lut s đưc xem xét

Tại các buổi tiếp xúc, nhiều cử tri cũng bày tỏ sự quan tâm đến các dự án luật sửa đổi như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Tài nguyên nước, Luật đất đai…

Thông tin đến các cử tri, ông Đỗ Đức Hiển – Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 2) – cho biết, kỳ họp lần này Quốc hội dự kiến xem xét thông qua và cho ý kiến nhiều dự án luật. Đơn cử như dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là 2 luật rất quan trọng. Có đến hơn 90% các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở đường bộ, vì vậy Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm làm sao có cơ sở pháp lý chặt chẽ để khắc phục, hạn chế tai nạn giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

“Vừa rồi, Quốc hội đã đưa vào chương trình 2 dự án luật này trên cơ sở Chính phủ làm rõ được phạm vi điều chỉnh. Phạm vi điều chỉnh Luật Đường bộ tập trung vào kết cấu hạ tầng; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là những vấn đề liên quan đến phương tiện, con người…”, ông Hiển nói.

Với Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua. Bởi thời gian qua, có sự chồng chéo giữa thẩm quyền quản lý nguồn nước và các công trình hồ, đập giữa Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương…. Để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý Nhà nước, đặc biệt thực hiện chủ trương của Đảng “một việc chỉ một cơ quan là đầu mối” thì đây là một trong những quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)