Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Cửa Lò – đóa hoa cúc biển xinh đẹp!

Tạp Chí Giáo Dục

Ca Lò là món quà quý giá mà thiên nhiên đã hào phóng ban tng cho vùng đt Ngh An hàng ngàn năm trưc. Vi sc lao đng ca nhân dân đa phương đi qua mt phn tư thế k, Ca Lò t hào xng đáng là khu nghng bc nht ca vùng min Trung vi bao điu k diu còn n náu bên trong chưa khám phá hết đưc.


Th xã Ca Lò khng đnh sc vươn t tim năng bin

Còn nhớ 2 năm trước, chương trình nghệ thuật Cửa Lò 25 năm hội tụ và tỏa sáng đã trở thành sự kiện lớn tại vùng đất Nghệ An chào mừng kỷ niệm 112 năm du lịch Cửa Lò. Cả thị xã đã biến thành một ngày hội lớn náo nức lòng người.

Nên thơ t bãi bin đp

Lời ngợi ca dành riêng cho vùng đất xứ Nghệ non nước hữu tình, núi và sông, rừng và biển tạo nên vẻ đẹp kỳ thú làm say đắm lòng người mỗi lần đi qua và dừng chân ghé lại nơi đây đã gói gọn vào trong câu ca dao nổi tiếng: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…”. Giữa miền đất non xanh nước biếc của xứ Nghệ, bãi biển Cửa Lò chính là điểm sáng của bức họa đồ ấy. Với bãi cát dài, phẳng, uốn lượn êm đềm, hiền hòa bên bờ biển trong xanh, suốt một phần tư thế kỷ qua, Cửa Lò đã và đang vươn mình trở thành một đô thị biển hấp dẫn du khách muôn phương.

Về địa lý, Cửa Lò là một trong những cửa biển lớn ở Nghệ An. Cũng như các nơi khác, Cửa Lò là “anh em họ hàng” cùng với Cửa Nhượng, Cửa Sót, Cửa Khẩu, Cửa Hội… nhưng lại là người anh cả của các cửa biển nơi đây. Cái tên Cửa Lò đến nay vẫn còn những giả thuyết khác nhau. Có người giải thích, trước đây là vùng có nhiều lò vôi lò gạch. Đối với người đi biển, các lò đốt lửa này chính là ngọn hải đăng dẫn đường cho tàu bè cập bến nên có tên gọi Cửa Lò.

Cửa Lò nằm chen giữa hai cửa sông Lam và sông Cấm như chiếc võng có đầu đu đưa sóng biển ngày đêm. Đất lành chim đậu, nơi đây tụ hội nhiều núi và đảo. Cao chất ngất là ngọn Lô Sơn. Trông ra biển sừng sững núi Cờ, núi Voi, núi Mão ở Nghi Hợp, Nghi Quang. Nghi Tân góp thêm vẻ đẹp xuân sơn có núi Kiếm, hòn Thỏi Mực. Đảo Lan Châu, đảo Ngư kỳ vỹ soi bóng đại dương. Tất cả gợi nhớ đến quá khứ hào hùng của vùng đất ven biển văn thao võ lược.


Toàn cnh bin Ca Lò nhìn t trên cao xung

Trước cách mạng, Cửa Lò là nơi nghỉ mát lý tưởng của người Pháp. Vua cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại cho đem giống hoa cúc về trồng và hoa cúc biển trở thành loài hoa biểu tượng của Cửa Lò. Bao thăng trầm cùng với chiến tranh khốc liệt, nhất là thời kỳ chiến tranh phá hoại đế quốc Mỹ, cả thành Vinh đổ nát tan hoang nhưng Cửa Lò như con phượng hoàng niết bàn vẫn vươn mình đứng dậy trong đống tro tàn của chiến tranh, vẫn kiên cường đi lên như bông hoa cúc vàng nở trên cát. Cửa Lò ngày ấy hoang sơ một miền cát trắng, mùa hè gió Lào ràn rạt thổi, mùa đông đến hàng phi lao lạnh lẽo, cô liêu run rẩy co ro ôm lấy làng bãi ngang ven biển. Rồi qua bao tháng năm cái chất hồn hậu, mộc mạc vẫn không hề mất đi ở vùng biển nên thơ này.

Ca Lò vươn mình trong nng mai

Bằng sức lao động cải tạo từ chính bàn tay cần cù, con người quê hương đã làm sống lại một Cửa Lò vốn dĩ tươi đẹp lại càng tươi đẹp thêm. Tròn 25 năm trước khi đến Cửa Lò tôi chỉ bắt gặp một bãi tắm rộng, hầu hết đất bỏ hoang. Anh bạn tôi dạy ở Trung tâm GDTX Nghi Lộc cơ sở 2 vẫn ở trong nhà tranh nghèo nàn. Thế mà bây giờ gia đình anh đã sống trong ngôi nhà 3 tầng đầy đủ tiện nghi. Bên cạnh là khu nhà nghỉ 6 phòng cho thuê sát chợ hải sản Cửa Lò. Hồi đó đường từ TP.Vinh xuống đây buồn heo hút, ruộng đồng nối tiếp nhau. Bây giờ tất cả đã khoác lên mình chiếc áo mới của một phố thị đông vui, sầm uất, rất dễ bị lạc đường. Thời gian đã biến viên ngọc thô Cửa Lò dần dần trở thành báu vật long lanh, rực sáng.


Mt góc bin Ca Lò 
T mt làng chài hoang sơ, Ca Lò như cô thôn n ngày nào nay đã tr thành nàng công chúa xinh đp, tr trung, năng đng, sm ut. Thương hiu du lch Ca Lò đã và đang tiếp tc đưc khng đnh trong lòng bè bn, du khách trong nưc và quc tế.

Từ lâu, người ta đã quá ấn tượng bởi nguồn hải sản phong phú, thơm ngon và có vị rất riêng của biển Cửa Lò. Kỷ niệm 40 năm ra trường, khóa 16 Khoa Văn Trường Đại học Vinh chúng tôi tổ chức một chuyến du lịch Cửa Lò. Trên chuyến xe lăn bánh, giọng ca Đăng Thuật với bài hát Cửa Lò biển gọi đã thôi thúc lòng người: “Cửa Lò vươn vai trong nắng mới/ Sóng như mời gọi/ Gió như mời gọi/ Hãy về bên nhau anh hỡi”. Chẳng bao lâu một bầu trời bao la non xanh nước biếc đã hiện ra trước mặt. Sóng Cửa Lò ru êm êm như bản nhạc quê hương. Con đường đi lên của Cửa Lò còn nhiều thách thức và khó khăn nhất là do thời tiết miền Trung du lịch chỉ có một mùa trong thời gian ngắn và đặc biệt là dịch Covid-19 hoành hành. Bức tranh Cửa Lò sẽ có nhiều nét chấm phá và đổi khác theo thời gian, nhưng vẫn giữ mãi hình ảnh người Cửa Lò hồn hậu, hiếu khách, những người con xứ biển kiên cường, dũng mãnh, vượt qua bao khó khăn vẫn vững tay chèo đưa thị xã ngày một to lớn, đẹp giàu.

Phan Quang

 

 

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)