Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Cục alô và những trò đùa tai quái

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thấy số 0122xx… liên tục nháy vào di động của mình, chị Minh ở Hà Nội bấm máy gọi lại. Vừa nối máy, đầu dây bên kia cất lên một giọng nam than khóc: “Trời ơi con chết lạnh lắm, oan ức lắm. Hãy cứu con…”.

Chị Minh giật bắn người và đánh rơi chiếc điện thoại xuống đất. Người nhà Minh không hiểu chuyện gì chỉ thấy chị mặt tái xanh, tái xám ú ớ chỉ vào chiếc di động đang nằm trên sàn.

Anh Quang chồng chị với ngay lấy chiếc điện thoại để kiểm tra, không thấy biểu hiện gì đáng ngờ, ngoài số điện thoại 0122xx… vẫn hiển thị trên màn hình. Anh bấm máy và gọi lại, sau hai lần kêu tút tút – không liên lạc được, anh bấm lần thứ 3. Vừa kết nối thì anh nghe một giọng nam run rẩy vang lên từ đầu dây bên kia: “Trời ơi, con chết lạnh lắm, oan ức lắm. Hãy cứu con…”.

Lúc đầu anh Quang cũng hơi hoảng nhưng rồi anh kịp trấn tĩnh, anh lấy giấy bút ghi lại số điện thoại, giờ thực hiện và phản ánh tới tổng đài 18001090 của MobiFone.

Một nhân viên trực tổng đài của MobiFone cho biết đây là thuê bao trả trước, đăng ký dịch vụ cách đây khoảng một tháng và không phải là “thuê bao ma” mà là chủ thuê bao cố tình cài giọng nói của mình qua “hộp thư thoại”. Thuê bao này đã tắt máy và chỉ có hộp thư thoại là hoạt động nên khi chị Minh gọi tới số máy này sẽ nghe được câu nói trên.

Trong thời đại kỹ thuật số, không ai phủ nhận những tiện ích mà chiếc điện thoại di động có thể mang lại, song đôi khi những tiện ích này cũng khiến không ít người rơi vào tình huống hoảng hồn hoặc khóc dở, mếu dở.

Hôm qua (27/9) một sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đăng Phương Đông – Đà Nẵng đã phải cấp cứu bệnh viện trong tình trạng hoảng loạn tinh thần vì nhận được tin nhắn gửi tới từ số máy 016852xx…

Khoảng 1h chiều, cô nữa sinh này nhận được tin nhắn từ số máy trên với nội dung: “Đừng nhá máy cho tôi, hãy gọi lại cho tôi lúc 12 giờ đêm. Lúc đấy tôi hiện hồn về được. Làm ơn đốt cho tôi cái quần cái áo. Ở âm phủ lạnh lắm…”

Lúc đầu, cô tưởng bạn bè đùa giỡn nên bấm máy ọi điện lại nhưng đầu dây bên kia tắt máy. Vừa cúp máy thì cô lại nhận hàng chục tin nhắn có nội dung tương tự. Cô bắt đầu hoảng loạn, rồi ngất xỉu. Tại Bệnh viện Đà Nẵng, cô được chẩn đoán bị căng thẳng thần kinh dẫn đến tụt can-xi trong máu.

Trường hợp của Dũng – nhân viên một công ty truyền thông ở Hà Nội cũng tai quái không kém.

Mải mê làm ăn nên gần 36 tuổi, Dũng mới “bồ kết” được một cô sinh viên năm thứ 3 trường cao đẳng sư phạm Hà Nội. Sau gần 5 tháng qua lại, hai người quyết định chọn ngày đẹp để tiến hành hôn lễ. Thế nhưng hai tháng trước khi lễ cưới được tổ chức thì sự cố xảy ra. Trong lúc hai người đang “tay trong tay” dạo chơi công viên thì điện thoại của Dũng run lên bởi tin nhắn: “Dũng ơi, sao lâu không anh qua chỗ em. Nhớ lắm cưng ạ. Em: Phương Mimosa”.

Trong lúc Dũng đang lúng túng không biết xử lý ra sao thì Lan – bạn gái anh đã nhanh tay giằng lấy điện thoại và xăm soi mẩu tin nhắn. Chưa kịp để anh thanh minh, nước mắt Lan chảy dài và khăng khăng bắt anh đưa về nhà. Thế là ngày nghỉ cuối tuần của hai anh chị kết thúc trong âm thầm, không ai nói với ai nửa lời. Nàng không muốn nghe và chàng cũng không đủ lý lẽ để giải thích.

Ba ngày sau, nhờ sự can thiệp của hai bên gia đình, Dũng và Lan mới làm lành và họ lại lên kế hoạch cho đám cưới. Thế nhưng khoảng 10 ngày sau, sự cố mới lại xảy ra. Dũng đưa Lan về quê để ra mắt họ hàng, hai đứa đang đi dạo trên bờ biển ở Thịnh Long – Nam Định thì điện thoại của Dũng rung lên bản nhạc Love story quen thuộc. Thấy số lạ, Lan nhanh tay bấm Ok và bật loa cho cả hai cùng nghe. Đầu dây bên kia lại vang lên giọng lả lơi: “Anh Dũng à, nhớ em không? Mai búp bê nè. Thèm anh quá, hihi… Em nhớ cái ấy của anh…”.

Tức thì một trận cuồng phong nổi lên, Lan dồn tất cả sự bực tức và trút lên đầu Dũng. Cô đùng đùng kêu taxi quay về Hà Nội và kiên quyết đòi hủy đám cưới. Dũng không có lời nào để giải thích, bởi chính anh cũng không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Phương Mimosa là ai? Mai búp bê là ai? – anh cũng không biết.

Mấy ngày liền, Lan tắt máy di động. Dũng đến nhà tìm gặp, Lan tránh mặt không tiếp. Dũng đến cơ quan làm việc với bộ mặt đưa đám và anh kể cho cậu đồng nghiệp ngồi cạnh mình. Lúc này, cậu đồng nghiệp mới khai thật: Thỉnh thoảng anh em trong phòng tổ chức đi “bia ôm”. Do ít khi Dũng tham gia nên mọi người mới nghĩ cách chọc phá anh. Vào quán, họ chọn một người giả tên Dũng. Người này thường “boa” cho các em khá hậu hĩnh và không quên đọc số điện thoại của Dũng cho các em và dặn: “Các em có thể gọi điện cho anh bất kể lúc nào, anh đang độc thân”.

Đường dây nóng của VnExpress.net thời gian qua, cũng nhận được rất nhiều phản ánh của thuê bao di động về chuyện gạ tình, nháy máy, lăng mạ bằng những lời lẽ tục tĩu từ các số máy không quen biết. Khi họ phản ánh đến các nhà khai thác dịch vụ thì câu trả lời thường là: Chúng tôi sẽ kiểm tra trên hệ thống hoặc đây là thuê bao trả trước nên rất khó xác minh được chủ nhân của thuê bao quấy rối…

Mỗi năm, các nhà khai thác dịch vụ hồ hởi thông báo số lượng thuê bao phát triển đạt tới con số vài triệu nhưng đằng sau sự phạt triển ồ ạt này thì câu hỏi: Làm thế nào để hạn chế được nạn nhá máy, quấy rối và những trò đùa tai quái trên,vẫn chưa có đáp án.

Phan Linh Anh (Theo VNE)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)