Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cúm A/H1N1: 10 điều cần biết

Tạp Chí Giáo Dục

Những dự báo về số người nhiễm và tử vong vào mùa thu-đông tới khiến nhiều người lo lắng. Vậy phản ứng như thế nào là phù hợp và nên chuẩn bị những gì? Dưới đây là 10 điều bạn nên biết:
 
Virus H1N1 phóng đại dưới kính hiển vi, đang lao tới 1 tế bào lành trong cơ thể
1. Không có lý do để hoảng loạn
Cho đến lúc này, có thể thấy là cúm A/H1N1 không nghiêm trọng hơn cúm mùa thông thường.
Trong vài tháng diễn ra dịch cúm mới này, số trường hợp điều trị tại viện và tử vong do nó luôn thấp hơn cúm mùa và virus này cũng không có sự biến đổi đột ngột.
Tuy nhiên, điều khiến ngành y tế các nước lo ngại là loại cúm này lây lan khá nhanh trong suốt mùa hè – thời điểm mà bệnh cúm “lười” nhất.
2. Nhóm đối tượng mà virus H1N1 “ưu ái”
Nhóm đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng cao với cúm A/H1N1 là trẻ dưới 2 tuổi, thai phụ, những người có vấn đề về sức khỏe như hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim mạch. Thanh thiếu niên cũng dễ bị virus H1N1 tấn công.
Bình thường, cúm mùa “đánh” chủ yếu là người già nhưng cúm A/H1N1 thì không. Các nhà khoa học cho rằng những người già đã có được hệ miễn dịch đối với các loại virus tương tự virus H1N1.
3. Rửa tay thường xuyên và đủ thời lượng
Như cúm mùa, cúm A/H1N1 lây qua ho, hắt hơi. Đặc biệt, trẻ em cần rửa tay xà phòng với thời gian vừa vặn của bài hát “Now I know my ABCs…” hay “Happy Birthday”.
Cũng có thể dùng dung dịch rửa tay chứa cồn.
Kể từ trường hợp đầu tiên xuất hiện vào tháng Tư, đại dịch cúm A/H1N1 đã khiến hơn 10 ngàn người nhiễm bệnh, gây tử vong cho gần 2.000 người.
4. Cho trẻ tiêm phòng vắc xin
3 nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm vắc-xin cúm mùa, đặc biệt nếu lượng vắc-xin hạn chế, là trẻ 6-24 tháng tuổi, thai phụ, những người làm trong ngành y tế, tiếp xúc với nguồn bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ sơ sinh, những người có bệnh tật sẽ là nhóm tiếp theo cần được tiêm phòng.
5. Hãy tiêm vắc xin sớm
Hàng triệu liều vắc-xin cúm A/H1N1 sẽ được “ra lò” vào tháng 10 tới. Nếu là một trong những nhóm có nguy cơ, hãy cố gắng đi tiêm càng sớm càng tốt.
6. Tính miễn dịch chỉ tạm thời
Những mũi vắc-xin đầu tiên sẽ chưa thể phát huy khả năng phòng ngừa virus H1N1 ngay bởi vì cần phải tiêm 2 mũi, cách nhau 3 tuần, khi đó cơ thể mới chống chọi được với virus H1N1.
7. Vắc-xin đang được thử nghiệm
Ngành y tế cho rằng vắc-xin cúm A/H1N1 an toàn và hiệu quả nhưng họ cần thử nghiệm để đảm bảo tuyệt đối.
Hiện ngành y tế Hoa Kỳ đang thực hiện tiêm thử nghiệm trên nhiều công dân tại 8 thành phố. Ngoài ra, các hãng sản xuất cũng đang test thử vắc-xin này.
8. Khi dịch cúm xuất hiện ở xung quanh mình
Nếu dịch cúm xuất hiện ở gần khu vực bạn sinh sống trước khi bạn tiêm vắc-xin phòng bệnh thì cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm cúm là tránh tới các nơi đông người như các sự kiện, hội chợ… Luôn tạo khoảng cách nhất định với mọi người. Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên mắt, mũi và miệng.
9. Nếu bạn ốm?
Nếu đang bị bệnh hoặc đang mang thai mà có các biểu hiện giống cúm thì cần đi khám hay gọi điện cho bác sĩ ngay.
Nếu thấy có vấn đề về thở (thở nhanh như trẻ em), đau ngực, thường xuyên nôn hoặc sốt thì cần được đưa đi cấp cứu ngay.
Với nhiều người mang bệnh cúm A/H1N1, chỉ cần nghỉ ngơi ở nhà là đủ. Nhưng cần chú ý để không lây cho người thân như nên ho vào cánh tay; ở nhà 24 tiếng sau khi dứt sốt; uống nhiều nước và có thể uống Tylenol để hạ sốt, giảm đau.
Luôn hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào. Các loại thuốc và liệu pháp điều trị cảm cúm, cảm lạnh cho người lớn đều không thể áp dụng cho trẻ em.
10. Cúm A/H1N1 không lây qua thực phẩm
Không thể bị nhiễm cúm từ lợn hay thịt lợn (sống hay chín).
Nhân Hà/Dan tri
Theo AP

Bình luận (0)