Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” chính thức khai mạc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 15 năm hc 2022-2023 do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc đã chính thc khai mc ti Trưng THPT Lương Thế Vinh (Q.1).


Phó Ch tch UBND TP Dương Anh Đc, Giám đc S GD-ĐT Nguyn Văn Hiếu, Tng Biên tp TC Giáo Dc TP.HCM Nguyn Thanh Tú tng hoa chúc mng chuyên gia tư vn ca chương trình

Chương trình do Tạp chí Giáo dc TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam – Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức với sự đồng hành của ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Tham dự khai mạc có ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM; ông Hồ Như Duyến – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam – Bộ GD-ĐT; ông Nguyễn Hồng Tây – Phó Trưởng văn phòng đại diện Bộ LĐ-TB&XH tại TP.HCM cùng đại diện ĐHQG TP.HCM, các trường đại học, các chuyên gia tư vấn và đông đảo học sinh, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh.

6 nhóm ngành đang rt “khát” ngun nhân lc

Thông tin khái quát đến học sinh về các hướng đi sau THPT, TS. Lê Thị Thanh Mai – Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM cho hay, sau THPT là hành trình học có nghề nghiệp trong tay, có thể trung cấp, cao đẳng, đại học. Trong đó, ở bậc đại học là 400 ngành, cao đẳng 600 ngành và trung cấp gần 1.000 ngành. Mỗi trình độ sẽ yêu cầu cấp độ kỹ năng khác nhau, phạm trù việc làm khác nhau. Học thời gian càng dài thì phạm trù nghề nghiệp càng rộng.


ThS. Ph
m Doãn Nguyên – Phó Hiu trưng Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM tư vn ti chương trình

Theo bà, để lựa chọn được ngành học phù hợp, trước hết người học cần xác định được nghề mình muốn làm trong tương lai là gì, sau đó mới lựa chọn đến ngành học, bậc học và trường học. “Hai thông số đó vẫn chưa đủ mà còn phải phụ thuộc vào việc tuyển sinh đại học như thế nào. Ngoài ra, các em cần cân nhắc thông tin tuyển dụng và thị trường lao động. Nếu lơ là thì không chọn được ngành học như ý” – TS. Lê Thị Thanh Mai lưu ý.

Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn – Chuyên gia dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM nhìn nhận sau đại dịch Covid-19, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế song bộc lộ việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, có nghề nghiệp, kỹ năng, ngôn ngữ, công nghệ, thái độ…


Ông Tr
n Anh Tun – chuyên gia d báo ngun nhân lc chia s cho hc sinh v cơ cu nhân lc các ngành ngh hin nay

Thời gian tới, theo ông Tuấn, thị trường lao động sẽ thay đổi chất lượng cơ cấu ngành nghề, sự kết hợp, lồng ghép nhau hình thành những nhóm ngành nghề theo hướng tích hợp phù hợp cơ cấu công nghệ số. Trong đó nhu cầu nhân lực đặc biệt “khát” ở 6 nhóm ngành: Công nghệ kỹ thuật; CNTT đặc biệt là lập trình phần mềm, trí tuệ nhân tạo; Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng; Khoa học xã hội như du lịch, nhà hàng, ngôn ngữ, tâm lý chuyên ngành; Chăm sóc sức khỏe y dược, điều dưỡng, dịch vụ làm đẹp; Công nghệ nông lâm, thú y, cây trồng, nuôi trồng thủy hải sản.

Ngành nào hc xong có vic làm ngay?

Trong chương trình, vấn đề được nhiều học sinh quan tâm gửi đến các chuyên gia là “trong tương lai học ngành nào ra trường có việc làm ngay”; “làm sao để có cơ hội việc làm tốt, kiếm được nhiều tiền”; “làm sao để theo được ngành học và có thu nhập cao từ ngành học”?…

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu: Cn đa dng đ đưa chương trình đến mi đi tưng hc sinh

Năm học 2022-2023 là năm thứ 15 chương trình “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” tổ chức, đây chính là sự nỗ lực lớn của Tạp chí Giáo dục TP.HCM và các đơn vị đồng hành. Đặc biệt, trong thời gian 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 song chương trình vẫn được tổ chức linh hoạt qua nhiều hình thức, bao gồm cả trực tuyến để kịp thời giải đáp thắc mắc của học sinh, giúp các em học sinh có những thông tin chính thống để lựa chọn ngành học phù hợp nhất.

Trên thực tế, không phải đến năm lớp 12 học sinh mới xác định nghề nghiệp mà ngay từ năm lớp 10 các em đã có sự định hướng của gia đình, nhà trường và cơ bản xác định được ngành nghề. Dù vậy, mỗi năm lại có nhiều ngành nghề mới xuất hiện trong cuộc CMCN 4.0. Vì thế, với kinh nghiệm của các chuyên gia thì những vấn đề, thắc mắc của các em sẽ được giải đáp kịp thời để chọn được ngành học phù hợp với năng lực.

Đề nghị ban tổ chức sẽ bằng nhiều hình thức đưa chương trình tư vấn đến các trường để những học sinh không có điều kiện trực tiếp tham gia thì cũng có đủ thông tin chính thống để tham khảo khi chọn ngành học, trường học cho bản thân…


Giám đ
c S GD-ĐT Nguyn Văn Hiếu tng hoa chúc mng lãnh đo các trưng đi hc tham gia chương trình

 

Giải đáp những thắc mắc này, ThS. Phạm Doãn Nguyên – Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF nhấn mạnh, cơ hội việc làm xét đến cùng phụ thuộc vào năng lực của chính người học. Có việc làm ngay sau khi ra trường hay không cũng phụ thuộc vào bản thân người học. Thu nhập ngành nghề cũng phụ thuộc vào năng lực người học… “Quan trọng là mục tiêu bạn muốn trở thành ai và làm nghề gì, đặc biệt là bạn có năng lực, sở trường, đam mê và có quyết liệt theo đuổi ngành học hay không”, ThS. Phạm Doãn Nguyên nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thanh Tú – Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dc TP.HCMHàng trăm trưng THPT ti TP.HCM và nhiu tnh thành đưc “th hưng”

“Mỗi năm cả nước có hơn 1 triệu học sinh THPT bước vào ngưỡng cửa chọn nghề ở các trường cao đẳng, đại học (CĐ-ĐH) để tìm kiếm tương lai cho bản thân. Để biết thông tin chọn ngành nghề, học sinh, gia đình đã tìm hiểu qua nhiều nguồn thông tin, trong đó có sự định hướng của thầy cô giáo tại các trường THPT mà các em đang theo học. Nhiều học sinh, phụ huynh xem những tư vấn của thầy cô giáo là một trong những kênh chính thống, là “kim chỉ nam” cho việc cung cấp thông tin, định hướng nghề nghiệp của mình. Qua thông tin từ thầy cô giáo nhiều học sinh đã chọn được cho mình ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, điều kiện kinh tế gia đình của bản thân. Tuy vậy, vẫn còn không ít học sinh, phụ huynh dưới góc nhìn phiến diện, hay thông tin thiếu chính xác từ truyền thông hay do bạn bè, gia đình đã thổi phồng những ngành nghề hot, khiến học sinh, phụ huynh mơ hồ về những giá trị kinh tế, đạo đức, vị thế, danh dự trong công việc, tạo nên áp lực nặng nề trong việc học tập và chọn sai ngành nghề trong tương lai cho mình. Hậu quả có rất nhiều sinh viên chọn nhầm ngành nghề, ngồi nhầm ghế ở giảng đường đại học; khiến nhiều sinh viên muốn đăng ký xét tuyển lại đại học vào năm sau. Từ đó dẫn đến việc sinh viên sau khi ra trường không có việc làm rất nhiều. 

Đặc biệt hiện nay thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các em phải hội đủ các kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy, chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” sẽ trang bị cho các em học sinh những kỹ năng tiếp cận, phát hiện, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp bản thân phù hợp với sở thích, sở trường, năng lực, thể chất; Giới thiệu các hướng đi sau THPT; Cung cấp thông tin nhu cầu nguồn nhân lực, tuyển dụng về số lượng, chất lượng và ngành nghề; Giới thiệu các ngành nghề đào tạo ở các trường từ trung cấp đến đại học; hệ thống ngành nghề đào tạo cũng như phương thức tuyển sinh của các trường cao đẳng và đại học. Tạo cơ hội cho các em học sinh được giao lưu với các trường đại học, cao đẳng. Đây là cơ hội gặp gỡ giữa người học và người dạy nhằm giúp cho các em chọn đúng ngành nghề mình yêu thích.

Chương trình tư vấn Hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 15 năm học 2022-2023 lần này sẽ được tổ chức ở 100 trường THPT tại TP.HCM và 300 trường THPT ở các tỉnh/thành khu vực phía Nam với mong muốn cung cấp thông tin về chọn trường, chọn ngành cho các em học sinh bậc THPT. Hy vọng rằng đây là một kênh thông tin chính thống sẽ giúp cho các em chọn cho mình một ngành nghề, một ngôi trường đúng với năng lực, sở thích của mình để sau này có một tương lai tươi sáng”.


Giám đ
c S GD-ĐT TP Nguyn Văn Hiếu, Tng Biên tp TC Giáo dục TP.HCM Nguyn Thanh Tú tng hoa cho lãnh đo các trưng đi hc tham gia bui tư vn

Trước những quan tâm của học sinh về ngành quản trị kinh doanh, định hướng phát triển nghề nghiệp như thế nào?, ThS. Trần Hải Nam – Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh HUTECH thông tin, ngành học này cung cấp cho người học các vấn đề chung từ nhân lực, tài chính, thị trường lao động, marketing. Thông thường, học đến cuối năm đại học các em sẽ chọn chuyên ngành riêng của ngành để chọn chuyên sâu hơn… Tuy nhiên, để theo đuổi thì phải có sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình, nhất là vốn ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, tư duy tính toán, quản trị.


H
c sinh Trưng THPT Lương Thế Vinh ti bui khai mc Chương trình “Cùng bn chn ngh cho tương lai”

Ngoài ra, trong chương trình nhiều học sinh cũng đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa ngành truyền thông đa phương tiện và digital marketing. Về câu hỏi này, TS. Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM chia sẻ, 2 ngành này khác nhau hoàn toàn về mặt quản lý. Trong đó, digital marketing là một ngành học mới, trước đây thuộc ngành marketing song từ năm 2022 một số ngành mới được bổ sung vào danh mục đào tạo như trí tuệ nhân tạo, kinh tế số… Khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học thì 2 ngành này tương ứng với 2 mã ngành đào tạo khác nhau – đây là vấn đề mà học sinh cần phải đặc biệt lưu ý.

Đ Yến Hoa
Ảnh: Hồ Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)