Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” đến với học sinh tỉnh Đồng Nai

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình tư vn hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 15 năm hc 2022-2023 va din ra ti 3 trưng thuc tnh Đng Nai: THPT Nam Hà, THPT Nguyn Hu Cnh và THPT Lê Hng Phong.


ThS. Trn Vũ (Trưng phòng Thông tin Truyn thông, Trưng ĐH Khoa hc T nhiên, ĐHQG TP.HCM) tư vn cho hc sinh Trưng THPT Nam Hà

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trung tâm Phát triển giáo dục và đào tạo phía Nam – Bộ GD-ĐT tổ chức với sự đồng hành của ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH).

Đến với các em học sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các chuyên gia đã thông tin nhiều vấn đề quan trọng xoay quanh việc lựa chọn ngành nghề, bậc học cũng như thị trường lao động.

ThS. Trần Vũ (Trưởng phòng Thông tin Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) cho biết, theo thống kê có gần 1/4 học sinh không học đại học bởi ngoài con đường này thì học sinh vẫn còn những hướng đi khác như: Học cao đẳng, trung cấp… Việc chọn hướng đi nào không quan trọng miễn phù hợp với bản thân, tuy nhiên, học sinh chọn con đường học đại học nên cân nhắc vì có đa dạng ngành đào tạo, đầu công việc khác nhau. Hiện tại, toàn thế giới có khoảng 12 ngàn đầu công việc, riêng Việt Nam có khoảng 3 ngàn đầu công việc với 375 ngành đào tạo. Dựa vào những ngành nghề này, học sinh có thể tìm hiểu lựa chọn để theo đuổi ước mơ.

Nói thêm về việc chọn nghề, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, mỗi ngành nghề yêu cầu mỗi tố chất khác nhau. Ví dụ, học sinh muốn học ngành marketing phải nhạy bén, khả năng giao tiếp tốt, biết ứng dụng công nghệ… Với ngành tài chính ngân hàng phải tỉ mỉ, trung thực, chịu áp lực cao… “Đồng Nai là tỉnh có nhiều tiềm năng với nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Vì vậy, khi học sinh chọn công việc, sau khi ra trường có thể làm việc tại tỉnh nhà hoặc các địa phương lân cận. Không có ngành nghề “hot”, chỉ có con người “hot” mà thôi”, ThS. Nguyên khẳng định.

Sau khi nghe chuyên gia chia sẻ nhiều thông tin bổ ích, một nữ sinh Trường THPT Nam Hà hỏi: “Em muốn học ngành truyền thông nhưng thấy ngành này đang được nhiều người theo học. Vậy nếu em theo học thì 4-5 năm nữa ngành này có còn được quan tâm nữa không?”.


Hc sinh Trưng THPT Nam Hà đưc tư vn riêng sau chương trình

ThS. Nguyễn Vũ Hoàng (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) khẳng định, ngành học này đang được nhiều bạn trẻ quan tâm theo học. Tuy nhiên, những học sinh muốn học ngành này không nên lo lắng bởi vì như đã nói “không có ngành “hot”, chỉ có con người “hot”. Nếu bản thân người học có đam mê, chịu khó học hỏi và quyết tâm theo đuổi con đường mà mình đã chọn thì dù cho 4-5 năm nữa ngành đó có “hot” hay không cũng không quan trọng. “Khi chúng ta học hành chăm chỉ, có chuyên môn kiến thức vững vàng, tích lũy đủ kỹ năng thì không phải lo sợ. Không riêng ngành truyền thông mà bất kỳ ngành nào cũng vậy, khi học hãy cố gắng hết mình, trau dồi kiến thức, kỹ năng và luôn trong tâm thế đối mặt với hoàn cảnh”, ThS. Hoàng lưu ý.

Tháo gỡ khó khăn cho nhiều học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh về việc bản thân thích một ngành trong khi cha mẹ ép học ngành khác, TS. Đào Lê Hòa An (chuyên gia tâm lý) cho hay nhiều học sinh đang gặp vấn đề này. Muốn đạt thành công trong công việc, ngoài sở thích cá nhân, học sinh phải chứng minh bản thân có thể làm tốt công việc mà mình lựa chọn hay không. Nếu dừng lại câu chuyện thích sẽ không thuyết phục được cha mẹ nên bản thân học sinh phải chứng minh hướng đi của nghề nghiệp đó thông qua các yếu tố. Ví dụ, học ngành quản trị kinh doanh cần tố chất gì? bản thân có không? cơ hội phát triển thế nào? Nếu không thuyết phục được cả cha mẹ, các em phải thuyết phục một trong hai người. Như vậy vẫn chưa được, các em phải tìm hiểu xem gia đình ai là người có sức ảnh hưởng với cha mẹ để nhờ giúp đỡ. Trường hợp thuyết phục không thành công, các em có thể học ngành cha mẹ lựa chọn. Trong quá trình học, các em có thể tìm hiểu thêm ngành mà mình thích. Chẳng hạn, cha mẹ muốn các em học ngành sư phạm nhưng bản thân mình muốn học ngành kinh doanh. Trong quá trình học ngành sư phạm ở trường sẽ có nhiều câu lạc bộ, chương trình, hội thảo… các em có thể tham gia tích lũy kỹ năng, kiến thức. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, các em cũng có thể kinh doanh và đã có rất nhiều người làm song song cùng lúc 2 công việc nhưng rất thành công, vừa làm hài lòng cha mẹ vừa thỏa với đam mê.


Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cnh nh chuyên gia gii đáp thc mc trong vic chn ngành, ngh

Tại Trường THPT Lê Hồng Phong, một số học sinh thắc mắc: “Không giỏi tiếng Anh có thể học chương trình quốc tế không?”. Ông Lê Anh Bảo (Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường Swinburne tại Việt Nam) khẳng định, thời đại cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi nhu cầu tiếng Anh. Tuy nhiên, những học sinh chưa giỏi tiếng Anh muốn học chương trình quốc tế tại Trường Swinburne Việt Nam vẫn được. Khi trúng tuyển, nhà trường có chương trình đào tạo tiếng Anh dự bị cho sinh viên. Khi sinh viên rèn luyện khả năng tiếng Anh đạt yêu cầu mới vô học chuyên ngành. Không chỉ vậy, trong quá trình học sinh viên còn được tham gia các chương trình giao lưu sinh viên quốc tế, các hoạt động, phong trào… giúp khả năng tiếng Anh nâng cao…

H Trinh

Bình luận (0)