Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cùng em “đi học trên núi”

Tạp Chí Giáo Dục

85 hc sinh khó nghèo các bn làng min núi thuc các tnh Qung Tr, Qung Nam, Qung Ngãi đưc tiếp sc. Nhng cánh tay âm thm đã chìa ra nm ly bàn tay nh bé ca các em đ chng đưng đến trưng gn li…


Trên chng đưng đến trưng ca tr vùng cao s có bưc chân song hành ca nhng mnh thưng quân, các thy cô giáo đi cùng

Nt lng gia đi ngàn

Năm học 2022-2023, Lê Thị Kim Ái, học sinh lớp 4, ở thôn Mô Rỗi (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) may mắn được cô Trà Thị Thu làm cầu nối đến anh Nguyễn Bình Nam – Chủ nhiệm CLB Bạn thương nhau Đà Nẵng. Đường đến trường của Ái từ đó được tiếp tục. Ái mồ côi cha, một mình mẹ nuôi 3 đứa con, cuộc sống dựa vào nương rẫy và mò cá ốc dưới suối. Cô Trà Thị Thu – giáo viên điểm trường Tắc Pổ kể, gặp hoàn cảnh của Ái trong một chuyến tình nguyện hè đến với Mô Rỗi. Ánh mắt của cô bé học trò lớp 4 cùng nỗi buồn của người mẹ Hồ Thị Thanh thôi thúc cô tìm cầu nối để cho Ái thêm cơ hội đến trường.

Hồ Thị Hậu ở nóc Ngọc Nâm, xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cũng được trao kinh phí dự án “Đi học trên núi” của CLB Bạn thương nhau. Năm nay, Hồ Thị Hậu lên lớp 9, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Cang. Bố của Hậu qua đời cách đây 11 năm. Cuộc sống vất vả nhưng Hậu luôn đạt thành tích học giỏi suốt 9 năm liền. Hậu bảo: “Lớn lên con muốn làm cô giáo. Cô giáo sẽ có điều kiện để tiếp tục dạy chữ cho các em nhỏ ở nóc. Có chữ, các em sẽ biết viết, biết đọc và trở thành những thầy cô giáo khác trong tương lai. Vì thế, nhiều hôm bụng đói nhưng con vẫn đến trường chứ không lên rẫy hay ra suối kiếm cái ăn”. Tương tự như nhiều hoàn cảnh các bạn khác, Đinh Thị Trinh đang là học sinh lớp 4 ở nóc Ngọc Nâm có bố mất sớm. Mẹ của Trinh đi làm ăn xa và đã mất liên lạc 2 năm nay. Trinh sống cùng ông bà trong căn nhà tre nứa dột nát, cũ mèm. “Hôm gặp Trinh ở nóc, chúng tôi mời em cùng dùng bữa trưa. Trinh hồn nhiên nói: “Đây là lần đầu tiên con được ăn trứng” – Câu nói ngây thơ của Trinh khiến tôi đứng lặng. Nghĩ mình sẽ làm thật nhiều hơn thế để những khát khao nhỏ bé như thế trở thành hiện thực”, anh Nguyễn Bình Nam – Chủ nhiệm CLB Bạn thương nhau kể lại.


“Ln lên con mun làm cô giáo”, H Th H nóc Ngc Nâm nói

Cô giáo Nguyễn Thị Bình, giáo viên Trường Tiểu học số 2 Phong Trà (Tây Trà, Quảng Ngãi) kể về hoàn cảnh của cô bé Hồ Thị Nga, học sinh lớp 4 bằng giọng trầm buồn. Nga mồ côi cha. Mẹ sức khỏe yếu nên dù cố gắng hết sức cũng không thể nào đủ cái ăn cho 3 con. Nga đến trường thiếu thốn đủ thứ nhìn rất thương. “Là giáo viên vùng khó, mình ước mong nhiều thứ, mong ước lớn nhất là làm sao để chia sẻ một chút thiếu thốn với các em học sinh nghèo để nét mặt của các em tươi vui hơn. Phụ huynh ai cũng mong con cái mình bằng bạn bè nhưng “cái khó bó cái khôn”, đến bữa ăn mùa giáp hạt còn là nỗi ám ảnh thì mọi mong ước khác bị che lấp hết”, cô Bình nói.

Cho đưng đến trưng gn li

Nhiều năm làm công tác thiện nguyện, từng đặt chân đến những nơi khó khăn nhất dọc dãy Trường Sơn, anh Nguyễn Bình Nam hiểu nỗi khó khăn của những đứa trẻ vùng cao. Gói bánh, hộp sữa hay vài chục cân gạo chỉ giúp các em no bụng trong vài ngày. Ước mơ và khát vọng vẫn bị “ghìm” lại trong sương ngàn gió núi. Phải tìm cho các em một lối đi, đi xa hơn bản làng của mình. Không gì khác đó là phải đi học. Anh Nam bộc bạch: “Từ những chuyến tình nguyện trên núi, tôi nhìn thấy ở những bản làng xa xôi, nằm hút sâu trong núi của Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị nhiều em nhỏ khó khăn. Nhiều em mồ côi, thiếu tình yêu thương của bố mẹ, sống cùng ông bà, cô dì chú bác hoặc anh, chị. Cuộc sống trên núi vốn chỉ dựa vào nương rẫy nên ai cũng thiếu thốn. Thương các em, tôi phát động dự án “Đi học trên núi” với mong muốn được hỗ trợ chi phí hàng tháng cho các em với điều kiện duy nhất là các em tiếp tục đến trường. Chúng tôi rất vui khi nhận được sự tiếp sức từ nhiều cá nhân, nhà hảo tâm”.


CLB Bn thương nhau trong mt chuyến kho sát đ trin khai d án “Đi hc trên núi”

Đâu đó nhng bn làng ln khut gia đi ngàn Trưng Sơn, cái khó nghèo vn đeo bám, ghì bưc chân ca nhiu em nh, khiến đưng đến trưng gp ghnh hơn. D án “Đi hc trên núi” không ch là nhng sut hc bng trao đi. Trên chng đưng đến trưng y, cùng vi các em còn có bưc chân lng thm ca các thy cô giáo, các mnh thưng quân song hành.

Những cơn mưa rừng tháng 11 vẫn ồ ạt đổ xuống miền Trung. Các thành viên CLB Bạn thương nhau vẫn tiếp tục những bước chân vượt núi đến với các hoàn cảnh khó khăn khác. Khảo sát, xác minh, tìm hiểu hoàn cảnh… rồi tìm nguồn hỗ trợ cho các em. Từng hoàn cảnh khó khăn của học sinh vùng cao được ghi lại. “Hiện có 85 em học sinh được các mạnh thường quân chung tay hỗ trợ. Hàng tháng, mỗi em sẽ nhận được 500.000 đồng, liên tục trong 12 tháng. Số tiền này sẽ do thầy cô giáo thực hiện mua sắm giúp các em những vật dụng cần thiết, hoặc thực phẩm tùy vào hoàn cảnh từng gia đình. Chúng tôi mong, phần quà nhỏ này sẽ giúp các em tiếp tục đi học để có kiến thức và vững vàng hơn trước các chọn lựa trong tương lai”, anh Nam chia sẻ.

Trong năm học mới 2022-2023, CLB Bạn thương nhau cũng đã hỗ trợ cho Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Vân, Nam Trà My, Quảng Nam) tổ chức nội trú cho 48 học sinh điểm trường Ông Thương và Ông Ruộng. Thầy Hoàng Anh Tuấn – Tổng phụ trách nhà trường cho biết: “Năm nay có 16 học sinh lớp 1-2 của thôn Ông Cường phải qua điểm trường Ông Thương để học. Để cho các em tự về buổi trưa thì việc trở lại lớp vào buổi chiều là rất khó. Nhờ sự hỗ trợ của CLB Bạn thương nhau, các em đã được tổ chức ở nội trú. Sáng thứ hai đến trường, chiều thứ sáu về nhà. Các em ở lại được các thầy cô chăm sóc từ bữa ăn đến nhắc nhở việc học bài nên chất lượng ổn định hơn. Mặt khác, đang vào mùa mưa, việc hạn chế di chuyển trên đường sẽ an toàn hơn vì mưa to dễ xảy ra lũ quét, sạt lở núi…

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)