Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cùng nhau hành động vì trẻ em

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Dch bnh, thiên tai, biến đi khí hu… đã đ li hu qu nng n, trong đó tr em là đi tưng chu nhiu thit thòi và có nguy cơ cao tn thương tâm lý nếu không đưc phát hin và can thip kp thi.


Cùng nhau hành đng vì tr em – nhng mm non tương lai ca đt nưc. Ảnh: I.T

Chăm lo tr có nguy cơ cao tn thương tâm lý

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc – UNICEF khẳng định, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đối với biến đổi khí hậu, bên cạnh phụ nữ thì trẻ em cũng là nhóm đặc biệt có nguy cơ cao. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 6 trên toàn cầu về chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu.

Dịch bệnh cũng là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến trẻ em. Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, dịch Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng nặng nề ở nhiều mặt. Trẻ em là nhóm chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Những đứa trẻ mồ côi cha, mẹ, hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ đã và đang chịu cảnh mất mát, tổn thương tâm lý nặng nề.

Trong đánh giá nhanh nhu cầu trợ giúp xã hội của trẻ và gia đình chịu ảnh hưởng đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, UNICEF cảnh báo, các gia đình có trẻ em, đặc biệt là gia đình có trẻ khuyết tật, gia đình nghèo, dễ bị tổn thương và những gia đình sống ở các khu vực bị ảnh hưởng – đang phải chịu những thách thức mới phát sinh và ngày càng gay gắt.

Từ kết quả đánh giá này, UNICEF kiến nghị Việt Nam cần nhanh chóng tiếp tục mở rộng và gia tăng đầu tư cho trẻ em để đảm bảo một thế hệ học sinh khỏe mạnh hôm nay và lực lượng lao động có kỹ năng, năng suất cao cho sự phát triển kinh tế. 

“Trẻ em khác với người lớn, đang trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng, đặc biệt là phát triển về nhận thức. Khi bị lỡ cơ hội phát triển và trưởng thành này, các em sẽ bỏ lỡ nó suốt đời”, đánh giá chỉ rõ.


UNICEF kiến ngh Vit Nam cn tăng cưng h tr tr em d b tn thương

UNICEF cũng kiến nghị, Việt Nam cần tăng cường hỗ trợ trẻ em dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em ở các trung tâm bảo trợ xã hội chịu tổn thương về nhiều mặt. Theo đó, việc đầu tư vào các biện pháp tăng cường bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng và hệ thống công tác xã hội, đảm bảo trẻ em được chăm sóc bởi các thành viên trong gia đình, người thân và cộng đồng.

Bên cạnh đó cần tăng cường năng lực cho cán bộ trung tâm bảo trợ xã hội nhằm phát hiện tình trạng dễ bị tổn thương ở trẻ em cũng như tăng cường sự an toàn cho trẻ. Đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý, bao gồm xác định sớm, chuyển tuyến, tư vấn, quản lý trẻ em, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ hoặc nạn nhân của bạo lực và xâm hại cũng như trong các trung tâm bảo trợ.

Các chuyên gia trẻ em cũng tỏ ra lo ngại về thực trạng trẻ em đang phải đối mặt với nhiều áp lực như học tập, thi cử, sự kỳ vọng, kỷ luật từ người thân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tự tử trong thời gian qua.

Mng lưi nhân viên xã hi bo v tr

Bà Trần Thị Kim Thanh – Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh, môi trường sống, việc hình thành mạng lưới nhân viên xã hội bảo vệ trẻ em cần sớm được hoàn thiện ở các cấp. Đội ngũ này cần được đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm nhằm phát hiện và cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Tương tự, trong các kiến nghị về bảo vệ trẻ em, UNICEF cũng đề nghị thành lập mạng lưới nhân viên xã hội bảo vệ trẻ. Mạng lưới này sẽ hỗ trợ việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em của những người chăm sóc chính (cha, mẹ, người nuôi dưỡng), giúp ngăn ngừa rủi ro và sự cô lập mà trẻ em trải qua trong các cơ sở chăm sóc nội trú.

CHUNG TAY BO V TR EM

Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 (ngày 1 đến 30-6) với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em” với thông điệp và khẩu hiệu truyền thông như: Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình; Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng; Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; Gọi 111 để thông báo, tố giác mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; Số 111 – tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vệ trẻ em mọi nơi.

Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã triển khai xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 tại địa phương. Căn cứ điều kiện của địa phương, tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em vào cuối tháng 5 hoặc nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6. Đồng thời tổ chức chiến dịch truyền thông để tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng về chung tay bảo vệ trẻ em, thông báo, tố giác các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em, bóc lột sức lao động trẻ em…

Bà Mai Thị Ngọc Mai – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết, nhằm hỗ trợ, chăm sóc về vật chất, sức khỏe tinh thần cho trẻ em do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hội và Tổ chức cứu trợ trẻ em thế giới đang triển khai dự án “Ứng phó khẩn cấp giảm tác động của đại dịch Covid-19”. Dự kiến có khoảng 600 trẻ em và gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khăn sẽ được các gói hỗ trợ: dinh dưỡng, gói an sinh, gói sinh kế, dụng cụ, phương tiện học tập… với tổng kinh phí khoảng 9 tỷ đồng. Đặc biệt là 100% trẻ và hộ gia đình trong dự án được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần…

Giám đốc quốc gia Tổ chức cứu trợ trẻ em thế giới Lê Thị Thanh Hương cho biết, bên cạnh các chương trình giáo dục, y tế và dinh dưỡng, tổ chức còn tập trung các hoạt động bảo vệ trẻ em, hỗ trợ trẻ em nghèo và giảm thiểu rủi ro thiên tai và hỗ trợ khẩn cấp. Trong đó, trẻ em bị tác động do dịch Covid-19 là một trong những hoạt động khẩn cấp đang triển khai tại TP.HCM và Bình Dương.

“Ở góc độ nào đó, việc hỗ trợ về tài chính cho trẻ là cần thiết, tuy nhiên chỉ giải quyết tạm thời, quan trọng là các em phải được yêu thương, được đến trường trong mọi hoàn cảnh. Trẻ có quyền được yêu thương, chăm sóc, tuyệt đối không để các em bị tổn thương tinh thần bởi dù lớn hay nhỏ cũng sẽ dẫn đến tác động tiêu cực về sau. Đó cũng là mục tiêu mà UNICEF đã và đang hướng đến. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng nhiều hoạt động chăm lo cho trẻ ở nhiều địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm đến sức khỏe tâm thần của trẻ nhằm hạn chế, ngăn ngừa tác động xấu đến tương lai”, bà Hương nói.

A.Trn

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)