Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cùng nhau tiết kiệm điện hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tăng hóa đơn tin đin không ch là ni ám nh ca các h gia đình hin nay, mà còn là cách đ mi ngưi nhìn li vic s dng đin mt cách khoa hc, tiết kim nhm hn chế s lãng phí không đáng có đi vi ngun đin tiêu dùng hàng ngày.

La chn nhng thiết b đin ít hao tn đin năng đ gim bt gánh nng hóa đơn tin đin

Mặc dù biết có chủ trương tăng giá điện trong năm 2019 nhưng nhiều người dân vẫn thật sự bất ngờ và phát hoảng khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền điện trong tháng 4 vì hầu hết đều tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với các tháng trước.

Theo ông Phạm Quốc Bảo – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, có ba nguyên nhân dẫn đến hóa đơn tiền điện ở TP.HCM tăng. Nguyên nhân đầu tiên là từ ngày 20-3-2019, Bộ Công thương có Quyết định 648 điều chỉnh giá điện. Theo đó, mức giá bình quân tăng 8,36% (từ 1.740,65 đồng/kWh tăng lên 1.864,44 đồng/kWh). Chỉ với mức tăng này, một khách hàng sử dụng điện khoảng 350 kWh thì tiền điện tăng thêm hơn 48.000 đồng so với mức giá cũ. Các chuyên gia ngành điện cho rằng việc sử dụng điện càng nhiều, tiền điện càng tăng cao vì cách tính tiền điện cho đối tượng sinh hoạt hiện nay đang áp dụng theo lũy tiến bậc thang. Lượng điện sử dụng nhiều càng rơi vào bậc thang giá cao. Nguyên nhân thứ 2 và là nguyên nhân chủ yếu khiến tiền điện tăng là nhu cầu sử dụng điện tăng do nắng nóng. Từ đầu tháng 3, tại các tỉnh thành Nam bộ, trong đó có TP.HCM đã xuất hiện nắng nóng, nhiều thời điểm nhiệt độ ngoài trời lên trên 37 độ C. Điều này khiến nhu cầu sử dụng điện năng tăng cao, nhất là máy lạnh. Một nguyên nhân khác, trong tháng 2-2019 chỉ 28 ngày nhưng từ tháng 3 trở đi có 30 hoặc 31 ngày. Điều này cũng khiến số ngày tiêu thụ điện từ tháng 3 trở đi nhiều hơn ít nhất 2 ngày so với tháng 2, khiến lượng điện sử dụng nhiều hơn cũng góp phần làm cho tiền điện của khách hàng tăng hơn trước.

Trong khi giá điện tăng, để giảm bớt gánh nặng chi tiêu tiền điện, các hộ dân cũng nên tự mình có biện pháp hạn chế sử dụng điện một cách tối đa nhất. Để hạn chế tiền điện, hãy rút nguồn tất cả các thiết bị mà chúng ta không còn sử dụng, bao gồm cả những đồ vật mà chúng ta ít để ý tới như laptop, smartphone, iPad, quạt điện tử, lò vi sóng, và những thiết bị có bộ đếm giờ nói chung. Bên cạnh đó, trong những ngày hè nắng nóng thì quạt điện hay máy lạnh, máy điều hòa chắc chắn sẽ là thứ “ngốn” nhiều tiền điện nhất mỗi tháng. Do đó, việc sử dụng điều hòa thế nào để tiết kiệm điện là một trong những lưu ý hàng đầu của mọi hộ gia đình. Nhiệt độ tốt nhất cho căn phòng là từ 25 đến 27 độ C và nên giữ ổn định suốt quá trình sử dụng. Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần trong ngày, nếu mở thì hãy nhanh tay đóng lại, vì tủ lạnh trong những ngày nắng nóng rất nhanh bị mất hơi lạnh khi mở. Bên cạnh đó, cần lưu ý đóng khít cánh cửa tủ và tuyệt đối tránh để hở. Nếu muốn giảm bớt hóa đơn điện vào những tháng cao điểm, không điều gì hiệu quả hơn chính ý thức của người dân, khi chúng ta nên có trách nhiệm với các thiết bị điện trong nhà. Hãy tắt đồ điện tử khi không sử dụng, tắt bớt đèn khi trời sáng, tắt quạt và điều hòa vào sáng sớm để tận dụng gió mát đầu ngày. Ngoài ra chúng ta có thể tiết kiệm điện bằng các cách khác như: sử dụng đèn LED thay vì đèn Compact, tự chế quạt hơi nước, điều hòa “giá rẻ” thay vì phụ thuộc các thiết bị đắt tiền. Sau khi dùng máy tính nên chuyển sang chế độ Sleep và nên chọn mua các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện. “Bên cạnh việc tuyên truyền người dân tích cực chống lãng phí trong sử dụng điện chúng ta cần tiết kiệm điện bằng cách dùng năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận được thiên nhiên ban tặng cho con người mà hiện nay một số tỉnh miền Tây đã bắt đầu thực hiện” – ông Phạm Quốc Bảo khuyến khích.

Nguyn Phương Đăng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)