Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2019”: 68 dự án, ý tưởng vào chung kết

Tạp Chí Giáo Dục

B GD-ĐT va công b danh sách 68 ý tưng, d án lt vào vòng chung kết toàn quc cuc thi “Hc sinh, sinh viên vi ý tưng khi nghip 2019”, trong đó, khi ĐH, CĐ, TC (sư phm) có 50 ý tưng; khi hc sinh THPT có 18 d án, ý tưng.

Nhóm sinh viên Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM trình bày đ án khi nghip ti cuc thi năm nay

Theo đó, vòng chung kết cuộc thi được tổ chức tại Ngày hội “Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2019”, diễn ra trong hai ngày 4 và 5-10 tới tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nhiu d án, ý tưng v giáo dc, môi trưng…

Trong số những dự án, ý tưởng lọt vào chung kết cuộc thi năm nay, có rất nhiều ý tưởng tập trung vào các sản phẩm tiện ích, mang tính thông minh như: “Hệ thống giám sát vườn rau thông minh” của sinh viên Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương), “Thiết bị giao tiếp thông minh Multi glass” (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), “Giường ngủ thông minh” (Trường ĐH Duy Tân), “Gậy thông minh hỗ trợ người già” (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Đà Nẵng), “Đồng hồ nước thông minh” (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng). Đặc biệt, nhiều đề tài khác cũng gắn liền với hoạt động giáo dục như: “Phòng học online theo yêu cầu” (Trường ĐH Mỏ địa chất), “Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục” (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), “Ứng dụng học tập và nghiên cứu Memo” (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông), “Speakroom giải pháp giáo dục tiếng Anh hiện đại” (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), “Smart edu” (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), “Bàn học cải tiến” (Trường THPT Lê Quý Đôn, Lai Châu). Bên cạnh đó, các dự án, ý tưởng cũng hướng đến tính thân thiện với môi trường như: “Xây dựng mô hình sản xuất giống cá song thân thiện với môi trường tại Quảng Ninh” (Trường ĐH Hạ Long), “Sản xuất mũ bảo hiểm thân thiện từ mây tre đan” (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội), “Bao bì tự hủy từ tinh bột khoai tây” (Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM), “Sản xuất, kinh doanh màng bọc thực phẩm đa năng thân thiện thay thế túi ni-lông” (Trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định), “Green of life” (Trường THPT Võ Văn Kiệt, Kiên Giang)…

Thúc đy đi mi sáng to

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện một số nội dung nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó tập trung trước mắt vào việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng nhanh số công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Phát triển hợp tác quốc tế về nghiên cứu, gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác nghiên cứu với đào tạo nhân lực chất lượng cao. Chủ động tìm kiếm, phát triển các hình thức hợp tác với doanh nghiệp trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Huy động các nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu trình độ cao. Cụ thể, các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ của cơ sở theo hướng giảm đầu mối trung gian, khắc phục chồng chéo, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách của cơ sở để quản lý, thu hút, đãi ngộ cán bộ giảng viên đóng góp trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục ĐH giao bộ phận chuyên trách tiếp tục hỗ trợ sinh viên hoàn thiện bài dự thi, sản phẩm mẫu để giới thiệu trưng bày tại Ngày hội “Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2019”. Ngoài ra, bộ cũng đề nghị các sở GD-ĐT liên hệ các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp của địa phương hoặc của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh/thành để được hỗ trợ hoàn thiện dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh.

Khuyến khích hc sinh, sinh viên khi nghip

Được biết, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2019” bắt đầu từ tháng 3-2019, nằm trong kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục. Đề án hướng đến nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về khởi nghiệp, chủ động tiếp cận hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài trường; chủ động tìm kiếm các nguồn vốn xã hội hóa để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo; từng bước nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảng viên, sinh viên tham gia hoạt động khởi nghiệp. Xây dựng thí điểm các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp tại các khu vực, tạo môi trường trải nghiệm cho các em. Nội dung thí điểm tập trung vào hai vấn đề. Cụ thể là đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng lồng ghép thời lượng, nội dung về khởi nghiệp một cách phù hợp; đảm bảo sinh viên ra trường có đủ kỹ năng, kiến thức, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp hoặc đủ năng lực vận hành các dự án khởi nghiệp. Đồng thời xây dựng chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm tại doanh nghiệp; xây dựng dự án khởi nghiệp theo yêu cầu, đặt hàng của doanh nghiệp nhằm tạo môi trường, khuyến khích, thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp…

Bài, ảnh: Mê Tâm

Bình luận (0)