Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn

Tạp Chí Giáo Dục

Cui năm cũng như khi Tết đến là thi đim bnh liên cu ln “tái xut” do nhu cu tic tùng, cưi hi, l hi nhiu hơn so vi ngày thưng. Tuy nhiên, bnh liên cu ln không ch xy ra vi nhng trưng hp ăn tiết canh sng, nem sng, mà c ngưi bán tht, bán quán, ni tr cũng có nguy cơ mc phi bnh này do tiếp xúc trc tiếp vi tht có mm bnh.

“Nói không” vi tiết canh, tht tái đ phòng tránh liên cu ln ngày Tết

Ngưi ăn và ngưi bán đu có th mc

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, đến thời điểm này hiện chưa có số liệu thống kê về những trường hợp mắc liên cầu lợn trong cả năm 2017. Tuy nhiên, số liệu của 6 tháng đầu năm cho thấy, cả nước có 69 trường hợp mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn, rải rác ở 23 tỉnh thành. Trong đó có 4 trường hợp tử vong do ăn tiết canh, thịt heo tái. Đặc biệt, trong tháng 8 năm nay, thành phố Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đã xuất hiện trường hợp mắc liên cầu lợn. Đây là trường hợp đầu tiên mắc liên cầu lợn trong năm 2017 tại địa phương này. Bệnh nhân là nam giới, 57 tuổi, ngụ phường Tân Quy Đông. Sau khi ăn lòng lợn nướng và thịt lợn, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy, huyết áp tụt. Nhờ được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM kịp thời, nên may mắn không nguy hiểm đến tính mạng.

So với miền Nam, thì miền Bắc là nơi thường xảy ra các trường hợp nhiễm liên cầu lợn nhiều hơn do người dân có thói quen ăn tiết canh hoặc các món nem chả tái, sống. Vào khoảng tháng 10, tại Thái Bình và Ninh Bình cũng đã xuất hiện hai trường hợp bị nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh lợn. Trong đó, trường hợp của ông Minh (57 tuổi, Thái Bình) sau khi ăn tiết canh lợn chưa được bao lâu thì bị sốt cao, đi ngoài phân lỏng. Kết quả xét nghiệm của bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, có sốc nhiễm trùng do liên cầu lợn, gây suy đa tạng, phải hồi sức tích cực để bảo toàn mạng sống.

So với các địa phương, TP.HCM cũng từng là địa bàn có trường hợp mắc liên cầu lợn. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ mắc có sự biến động, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, số người mắc bệnh liên cầu lợn trong năm 2015 là 15 ca, thì vào năm 2016 đã tăng 200% so với năm 2015. Theo ghi nhận của ngành y tế thành phố, các ca mắc liên cầu lợn xảy ra rải rác ở 12/24 quận huyện. Các bệnh nhân hầu hết là nam giới (từ 50 tuổi trở lên), bị nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn khi bán thịt, bán quán ăn và có trường hợp là người nội trợ trong gia đình. Do đó, việc đề phòng bệnh liên cầu lợn là rất cần thiết, nhất là vào thời điểm cuối năm và những ngày cận Tết.

Gây biến chng nguy him

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế), con số thống kê 169 trường hợp bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn trong 6 tháng đầu năm 2017 cho thấy, số ca mắc trong cả nước đã tăng 40 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hai địa phương có số ca mắc cao nhất là Bến Tre (8 trường hợp), Hà Nội (8 trường hợp), còn lại rải rác ở TP.HCM, Lào Cai, Huế…

Theo PGS.TS Trn Đc Phu (Cc trưng Cc Y tế d phòng – B Y tế), con s thng kê 169 trưng hp b nhim khun liên cu ln trong 6 tháng đu năm 2017 cho thy, s ca mc trong c nưc đã tăng 40 ca so vi cùng k năm ngoái. Trong đó, hai đa phương có s ca mc cao nht là Bến Tre (8 trưng hp), Hà Ni (8 trưng hp), còn li ri rác  TP.HCM, Lào Cai, Huế… 

TS. Trần Đắc Phu khuyến cáo, người sử dụng sẽ có nguy cơ mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn nếu ăn phải lợn “bẩn” mang mầm bệnh. Liên cầu lợn có thể gây biến chứng nguy hiểm trong vòng 12-24 giờ. Đây là bệnh nguy hiểm, gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Trong trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân có thể phải điều trị đến 2 tháng với chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Nếu bị viêm não, bệnh nhân thường phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần. Tuy nhiên, tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng, suy đa tạng và có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Điều đáng lưu ý là người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại và hiện vẫn chưa có loại vaccine phòng ngừa bệnh này. Do đó, khi có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy…, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ tử vong.

Để phòng bệnh liên cầu lợn, TS. Phu khuyến cáo người dân tuyệt đối tránh giết mổ lợn ốm, chết; không mổ lợn, chế biến thịt lợn khi có vết thương ở tay; rửa tay sạch sau khi chế biến; không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, nem chạo, tiết canh; tuyệt đối thực hiện “ăn chín uống sôi” vì khi thịt lợn và các chế phẩm từ lợn đã được nấu chín thì vi khuẩn liên cầu lợn cũng bị tiêu diệt, không còn khả năng gây bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần chủ động bảo vệ mình bằng các phương tiện bảo hộ cần thiết trong trường hợp phải chăm sóc lợn ốm, giết mổ, hoặc khi tiêu hủy lợn chết…

Bài, nh: Vũ Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)