Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cuối năm, lừa đảo trực tuyến… “nở nồi”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vào dp cui năm, các hình thc la đo trc tuyến, nht là qua cuc gi la đo gia tăng. Ngưi dân cn đc bit nâng cao cnh giác trưc các cuc gi l… Đây là khuyến cáo ca ông Nguyn Phong Nhã – Phó Cc trưng Cc Vin thông, B Thông tin và Truyn thông.


Kẻ lừa đảo lấy Facebook của chị Dương Hà Thu nhắn tin mượn tiền, nhờ bình chọn cho cháu để hack Facebook
 

Tin nhn… tr giá hàng chc triu đng

Cách đây hơn một tuần, chị Nguyễn Thanh Tân (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) nhận được tin nhắn của một người bạn qua Messenger hỏi mượn 30 triệu đồng. Đồng thời người này cho chị số tài khoản của một người lạ.

“Lúc đó tôi cũng hơi nghi nghi nên đã gọi điện lại (gọi qua Messenger). Người này bắt máy, đúng mặt của bạn tôi nhưng nói có mấy câu rồi tắt máy. Ngay sau đó tôi nhận được tin nhắn của người này với nội dung: “Đang chạy xe ngoài đường nên mạng yếu”. Nghe vậy, tôi không suy nghĩ gì nhiều đã gửi ngay 30 triệu đồng vào số tài khoản người đó cung cấp. Đến tối, người bạn của tôi đăng trên Zalo thông báo bị hack Facebook, tôi mới biết mình bị lừa”, chị Tân kể lại.

Một trường hợp khác là chị Lê Thị Bình (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chỉ vì một cái tin nhắn qua Messenger mà mất 10 triệu đồng.

Ông Nguyễn Trần Nam – Giám đốc Khối Ngân hàng số ACB – khuyến cáo, người dân nên chậm lại để suy nghĩ thấu đáo. Chỉ cần 30 giây sẽ chặn được rất nhiều hành vi lừa đảo, tránh trao “chìa khóa” cho các đối tượng lừa đảo. Người dân cần phải cảnh giác, hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình khi giao dịch ngân hàng, đặc biệt là trên không gian mạng.

Chị Bình kể: “Lúc đó khoảng 11 giờ, sắp đến giờ tan làm tôi nhận được tin nhắn Messenger của chị gái. Nội dung tin nhắn là: “Tài khoản còn tiền không, gửi cho bác 10 triệu. Chiều bác ra ngân hàng gửi lại”. Người này cho tôi số tài khoản Võ Hoàng Yến…, không phải tên của chị gái nên tôi có chút do dự. Tiếc là cái sự do dự này chỉ xuất hiện có mấy giây rồi tan biến nên tôi nhanh chóng chuyển tiền vào tài khoản lạ. Chuyển khoản xong, tôi chạy xe từ cơ quan về nhà. Về đến nhà, mở điện thoại ra tôi thấy có 10 cuộc gọi nhỡ của chị gái cả điện thoại và Zalo. Tôi gọi lại thì chị nói, bị hack Facebook, em bị lừa rồi. Chị cũng cho biết vừa lấy lại được Facebook nên mới biết tôi bị lừa. Trước đây tôi cũng nhận những tin nhắn mượn tiền qua Messenger và Zalo nhưng chưa bao giờ gửi tiền. Lần này bọn lừa đảo lấy Messenger của chị gái để nhắn tin, chúng dùng từ ngữ giống cách nói chuyện của tôi và chị nên tôi dễ dàng bị lừa…”.

Chị Đỗ Thu Oanh (giáo viên tiểu học ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho biết, đầu tháng 12, một đối tượng đã lấy hình ảnh trên Facebook của chị để mở tài khoản mạng xã hội. Sau đó kết bạn với bạn bè, phụ huynh của chị và mượn tiền. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần đã có 5 người bị lừa, người ít là 10 triệu, người nhiều là 20 triệu…

Chuyện đã xảy ra cách đây một năm nhưng mỗi lần nhớ lại chị Dương Hà Thu (Q.Hà Đông, Hà Nội) vẫn cảm thấy có lỗi với bạn bè. Theo đó, vào cuối tháng 12-2022, có một người bạn Facebook nhắn tin qua Messenger nhờ chị bình chọn cho đứa cháu qua đường link. Chị làm theo và nhanh chóng “bay” luôn Facebook. Hậu quả là kẻ xấu đã giả danh chị vay tiền của rất nhiều bạn bè. Hàng chục người trong số đó đã nhẹ dạ chuyển khoản 5-10 triệu, thậm chí 20 triệu đồng cho kẻ xấu. Không chỉ có vậy, kẻ xấu còn lấy Facebook của chị Thu nhắn tin nhờ bạn bè nhấp vào đường link rồi hack Facebook của họ. Hậu quả có không ít nạn nhân F2, F3 vì thiếu cảnh giác đã chuyển tiền cho bọn lừa đảo…

“Tuy tôi không mượn tiền của ai nhưng nhiều người cứ tưởng là tôi mượn nên đã chuyển tiền cho kẻ xấu, tôi thật sự rất áy náy. Chỉ vì một phút cả tin của tôi mà nhiều người mất tiền oan…”, chị Thu tâm tư.

Ý thc cnh giác ca ngưi dân là trên hết

Để ngăn chặn lừa đảo trực tuyến “bủa vây” người dân, ông Nhã cho biết,  Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các hình thức lừa đảo qua cuộc gọi. Bộ cũng chỉ đạo các nhà mạng gửi tin nhắn cảnh báo cho người dùng.

“Tuy nhiên ý thức cảnh giác của người dân vẫn là yếu tố quan trọng nhất để phòng chống lừa đảo. Người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác”, ông Nhã nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nhã, đối với các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tiếp tục rà soát hệ thống cơ sở dữ liệu, tăng cường giám sát các thuê bao mới, các thuê bao có nhiều sim, có biểu hiện nhắn tin vượt quá số lượng hàng ngày. Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tiếp tục đề nghị người nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo gửi thông tin tới Tổng đài 156156 để bộ cùng các nhà mạng chặn lọc các số điện thoại lừa đảo.

Ông Từ Tiến Phát – Tổng Giám đốc ACB – cho rằng, nếu áp dụng “3 không”, người dân sẽ hạn chế tối đa việc bị lừa đảo, mất tiền trên không gian mạng. Thứ nhất, cứ gặp link gửi đến là không click vào. Thứ hai, không tải app nếu không có trên kho ứng dụng của Google Play hay App Store. Thứ ba, những tư vấn về lợi ích liên quan đến đầu tư, tài chính (như nhận thưởng) qua điện thoại, mạng xã hội thì không nghe theo vì đa phần là lừa đảo, quấy rối.

Ngoài ra, người dân nên đọc, tìm hiểu những thông báo, cảnh báo lừa đảo qua các kênh chính thống như báo chí, thông tin từ các ngân hàng để phòng tránh lừa đảo. Người dân cũng nên chậm lại vài giây để đọc những thông tin gửi về điện thoại, ví dụ mã OTP nhằm đọc kỹ nội dung.

Ngoài lừa đảo qua cuộc gọi, tin nhắn, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, giả mạo website, lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link hoặc file nén, lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR là những hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay.

“Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn có sự thay đổi, đan xen mới và cũ, đồng thời luôn có những hình thái mới tinh vi hơn”, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá.

Từ thực tế nói trên, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân cảnh giác, lưu ý thực hiện các biện pháp để tránh bị lừa đảo. Trước hết là không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không quen biết; không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử đến từ người gửi không xác định. Người dân cũng cần chú ý các dấu hiệu nhận biết website giả mạo thông qua tên website và tên miền. Thông thường tên các website giả sẽ gần giống với tên các website thật nhưng sẽ có thêm hoặc thiếu một số ký tự. Tên miền giả thường sử dụng những đuôi lạ như .cc, .xyz, .tk, .tv… Vì vậy người dùng không truy cập các đường link lạ.

Hiện nay việc sử dụng QR Code ngày càng phổ biến, theo đó kẻ xấu đã lợi dụng việc này để lừa đảo. Vì vậy, người dùng cần cẩn trọng trước khi quét mã QR code, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán, chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email.

“Trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết”, đại diện Cục An toàn thông tin hướng dẫn.

Đc Vit

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)