Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Cuối năm, về thăm “Ngôi sao Phụng Hiệp”

Tạp Chí Giáo Dục

Xuôi theo quc l 1 t TP.HCM 210km và Cn Thơ 30km v phía Nam, chúng ta s d dàng đến vi Ngã By – Phng Hip. Đây đưc xem là vùng đng bng sông nưc đc đáo ca cc khi có 7 con sông hi t li thành mt đu mi và là đim giao thương thy ln nht trên sông hơn 1 thế k nay.

Cây bo luôn xut hi nhng ghe hàng buôn bán trên sông

Nam bộ có nhiều chợ nổi lừng danh cả nước như chợ nổi Cái Bè, Cái Răng, Phong Điền, Trà Ôn… nhưng không chợ nào nổi bằng chợ Ngã Bảy. Lúc sinh thời, cố soạn giả Viễn Châu đã viết nên một bài vọng cổ lừng danh “Tình anh bán chiếu” vào 1960 do đệ nhất danh ca Út Trà Ôn thể hiện “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên dàm kênh Ngã Bảy. Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào…”. Bài hát đã góp phần đưa chợ nổi Ngã Bảy không chỉ đi vào lòng người dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung mà còn được người dân trên thế giới biết đến.

Nói về lịch sử hình thành, cụ Nguyễn Văn Bảy (85 tuổi, một trong những người dân sống lâu năm nhất nơi đây) nhớ lại: “Ngã Bảy trước đây là cánh đồng sậy hoang vu. Vào đầu thế kỷ XX (khoảng 1914-1915) người Pháp cho đào kênh xáng rồi ra đời 7 con sông. Đó là sông Xẻo Môn, Xẻo Vong, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Côn, Mang Cá và kênh Xáng. Khi 7 con sông này ra đời cũng là lúc chợ nổi Ngã Bảy trở nên đông đúc, tấp nập. Những chiếc ghe, xuồng nhỏ không biết từ đâu đến đã neo đậu, buôn bán trên sông. Hết đời này đến đời khác, trải qua gần 100 năm, chợ nổi Ngã Bảy đã lừng danh cho đến bây giờ”.

Ngã Bảy là một thị xã thuộc tỉnh Hậu Giang được đổi tên từ thị xã Tân Hiệp, trước đây nằm trong huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Cần Thơ, sau này là tỉnh Hậu Giang. Đến với vùng đất này, chúng ta sẽ cảm nhận được những hương vị của cuộc sống. Từ trên cầu Ngã Bảy nhìn qua bên phải là sông nước mênh mông với phố chợ bao quanh như một vòng xoay và các con kênh tỏa ra 5 hướng khác nhau nhìn như hình ngôi sao mà người dân nơi đây gọi là “Ngôi sao Phụng Hiệp”. Mỗi cánh sao chạy xa vút tầm mắt. Nhìn qua bên trái cầu cũng có 2 cánh sao. Một cánh là sông Cái Côn trổ thẳng ra sông Hậu. Cánh kia là con kênh tẻ một đường trổ ra huyện Kế Sách Sóc Trăng. Nhìn xuống những cánh sao ấy, chúng ta sẽ thấy được những chiếc xuồng ba lá, vỏ lãi, ghe tam bản thả trôi bập bềnh theo con nước lớn ròng với những mặt hàng nông sản. Nào là chuối, khóm (thơm), dưa hấu, khoai lang, vú sữa, cam, bưởi… Những mặt hàng thủ công như cần xé, chiếu, lu, hủ, quần áo… Ngoài ra những loại thức ăn, nước uống cũng xuất hiện ở nơi đây để phục vụ cho những con người quanh năm sống ở miền sông nước. Đặc biệt vào những ngày giáp Tết, đến với chợ nổi, chúng ta sẽ được thấy những chiếc xuồng nhỏ chở đầy ắp các loài hoa tươi như: hoa cúc, vạn thọ, mào gà… để bỏ mối hoặc bán lẻ cho bà con chưng Tết. Nhìn khung cảnh đó, chúng ta sẽ cảm nhận được một vùng quê sông nước đầy nhộn nhịp mà yên bình.

Dưa hu đưc trao đi mua bán trên ch ni Ngã By

Chợ nổi hoạt động từ 2-3 giờ sáng. Khi màn đêm buông xuống, chợ mới tan. Điểm khác biệt giữa chợ nổi và chợ chìm đó là cây bẹo. Cây bẹo vốn là một cây tre hay được thường gọi là cây sào cắm xuống lòng sông. Phía trên người chủ ghe treo tòn ten những mặt hàng mà mình bán mà họ thường nói vui “Bán gì bẹo nấy” để thay cho tiếng rao bán í ớ. Có những ghe hàng có cây bẹo “dài thòn” với đủ thứ rau củ quả, trái cây… Đối với người miền Tây, cây này không thể thiếu trong quá trình mua bán trên sông. Tuy nhiên đối với người nước ngoài thì đây là một điều lạ mắt.

Do đặc thù của vùng sông nước nên mọi hoạt động nơi đây đều phải có ghe tàu. Để mua được hàng hóa trên chợ nổi, chúng ta phải đi đò đến giữa sông. Mỗi chuyến đò từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn/người, tùy vào đoạn đường đi xa hay gần. 

Trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay, chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp không ai mà không biết đến. Tuy không còn đông đúc như trước nhưng chợ nổi Ngã Bảy vẫn tồn tại trong lòng người dân Nam bộ. Và bài hát “Tình anh bán chiếu” vẫn sống mãi với thời gian.

Kiu Khánh

 

Bình luận (0)