Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cứu doanh nghiệp khỏi… Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Theo điu tra ca Tng cc Thng kê, ti thi đim tháng 4-2020 có ti 85,7% doanh nghip (DN) trên cc b tác đng bi dch Covid-19. T l chu tác đng ca nhóm DN ln là 92,8%, DN va là 91,1% và DN nh là 89,7%.


Do nh hưng ca dch Covid-19, các doanh nghip đy mnh tiêu th sn phm trong nưc. Ảnh: M.P

Ở loại hình DN FDI cũng chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19 với 88,7%. Tỷ lệ này đối với nhóm DN Nhà nước và ngoài Nhà nước lần lượt là 87,3% và 85,5%. Còn theo khu vực thì khu vực kinh tế, công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ đang chịu nhiều tác động nhất với tỷ lệ 86,1% và 85,9%.

Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ DN chịu tác động tiêu cực cao như: ngành hàng không 100%, ngành dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, GD-ĐT 93,9%. Ngành dệt, may, sản xuất da, điện tử, ô tô đều có tỷ lệ trên 90%.

Tác động của đại dịch đã kéo theo hàng loạt những vấn đề mà DN phải đối mặt như thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, thị trường cung – cầu trong nước bị thu hẹp, hoạt động xuất/ nhập khẩu bị đình trệ… Có tới 57,7% DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cho rằng, thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh. Đáng chú ý, trong các DN có hoạt động xuất khẩu thì 47,2% DN khẳng định hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được. Tỷ lệ không xuất khẩu được hàng hóa lên tới 56,9% và 46,2% cho nhóm DN có quy mô lớn và quy mô vừa; 53,8% đối với DN FDI.

Hiện một số ngành công nghiệp trọng điểm phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu đang phải đối mặt với những khó khăn. Cụ thể, DN xuất khẩu ngành may mặc và da giày có tỷ lệ không xuất khẩu được hàng hóa là 64,5% và 65%; ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, ô tô là trên 45%.

Tác động của đại dịch còn khiến thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt; thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, gánh nặng lớn nhất hiện nay là chi trả công lao động. Hơn 60% DN phải cắt giảm lao động, cho lao động nghỉ việc không lương, giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, giảm lương lao động, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam – cho biết: Năm 2020, do tác động tiêu cực của Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may chỉ đạt 35 tỷ USD, giảm 6,7 tỷ USD so với kế hoạch. Tình trạng thiếu đơn hàng khiến 30% công nhân ngành dệt may thất nghiệp trong tháng 4-2020, 70% lao động còn lại chỉ làm việc với khoảng 60% công suất; có khoảng 600.000 lao động ngành dệt may bị thiếu, mất việc trong 6 tháng cuối năm 2020 và thậm chí sang cả năm 2021.

Để vực dậy nền kinh tế, Chính phủ đã và đang áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ DN và người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch bằng việc đưa ra các gói kích thích tài khóa, như: hỗ trợ về tiền tệ (khoảng 300.000 tỷ đồng); hỗ trợ giảm thuế và tiền thuê đất (khoảng 180.000 tỷ đồng); hỗ trợ an sinh xã hội (trên 62.000 tỷ đồng); hỗ trợ giá điện (khoảng 11.000 tỷ đồng); hỗ trợ giá viễn thông (khoảng 15.000 tỷ đồng); miễn giảm khoảng 20.000 tỷ đồng các loại thuế, phí, lệ phí cho DN, người dân; hoãn đóng bảo hiểm xã hội trị giá 9.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách, nhất là chính sách tiền tệ còn hạn chế. Theo đó, bà Nguyễn Thúy Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công thương – đề xuất, Chính phủ cần tổng kết và rà soát các gói hỗ trợ, nhất là gói chính sách tiền tệ – tín dụng, gói hỗ trợ về tài khóa, an sinh xã hội… để đánh giá những kết quả, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm; từ đó có những kiến nghị cho việc tiếp tục đề xuất những chính sách, gói hỗ trợ mới phục vụ khôi phục phát triển kinh tế sau đại dịch.

Bà Tuyết Mai cũng mong muốn, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện các hiệp định thương mại nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút và cấp phép các dự án dệt nhuộm. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để minh bạch hơn nữa và tạo thuận lợi cho DN…

Minh Ngc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)