Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cứu nguy… di sản văn hóa thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Hình thành t thế k XVII, phát trin đến đu thế k XX, Đô th c Hi An – Di sn văn hóa thế gii, vi s đa dng v loi hình di tích như đình chùa, miếu, hi quán, nhà … xung cp, hư hi nng n. T s đng thun ca chính quyn và ngưi dân TP.Hi An; s giúp đ chí tình ca các cá nhân, t chc quc tế, hàng ngàn di tích có nguy cơ sp đ đã đưc tu b, tôn to, cu nguy, gìn gi.

Cng đng và chính quyn vào cuc

Trong thời kỳ phát triển thịnh vượng, Hội An là nơi thương nhân của nhiều nước đến buôn bán, trong đó đông nhất là người Nhật và người Hoa. Với chính sách ưu đãi của các Chúa Nguyễn, người Nhật, người Hoa được lập phố riêng bên cạnh khu phố của người Việt. Theo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (TTQLBTDSVH Hội An), để thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán, đi lại qua dòng nước có tên Khe Ồ Ồ, người Nhật đã xây dựng cầu qua khe này. Dù chưa xác định chính xác niên đại, nhưng căn cứ vào dấu tích, kiến trúc, vật liệu… các chuyên gia cho rằng cầu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Ngoài chức năng giao thông, người Nhật còn đặt nhiều kỳ vọng vào cây cầu với hàm ý sâu xa là để… trấn yểm loài thủy quái thường gây tai họa như động đất, lũ lụt… ở tận Nhật Bản! Về sau, để yên tâm hơn trong việc trị thủy, người Việt, người Hoa dựng thêm miếu thờ Bắc Đế Trấn Vũ, nằm về phía bắc cầu hiện nay.

Từ khi xây dựng đến nay, trải qua hàng trăm năm tồn tại, Chùa Cầu đã được cộng đồng dân cư Hội An gìn giữ, bảo tồn. Lần tu bổ năm 1986, được xem là đợt trùng tu lớn nhằm phục hồi nguyên trạng hình hài Chùa Cầu với phần sàn cầu cong như hiện nay. Việc này do Xưởng tu bổ di tích Trung ương phối hợp với UBND TX.Hội An (nay là TP.Hội An) thực hiện, gồm trùng tu phần mái và phục hồi sàn cầu. Theo ông Nguyễn Chí Trung, nguyên Giám đốc TTQLBTDSVH Hội An, đây là công trình trùng tu di tích đầu tiên ở Hội An sau 1975, hoàn thành trùng tu vào tháng 10-1986.

Không riêng gì Chùa Cầu, diện mạo Đô thị cổ Hội An “đứng vững” đến ngày hôm nay phải nói đến sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Đặc biệt là tư duy, nhận thức về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của lãnh đạo Quảng Nam – Đà Nẵng và TP.Hội An qua các thời kỳ.


Đình làng Cm Phô đưc trùng tu nh s đóng góp ca ngưi dân TP.HCM

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, kể rằng: “Có giai đoạn, một hội đoàn thể chính trị của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng phản đối quyết liệt việc tồn tại một bức tượng được thờ ở chùa. Hội này yêu cầu phải đập bỏ, đưa ra khỏi chùa, không để cho người dân đến thắp hương cúng bái. Bởi nhiều người nghĩ rằng sự tồn tại và chiêm bái bức tượng là không tôn trọng lịch sử, suy tôn, thờ cúng không đúng…”. Sự việc nặng nề, rùm ben, khiến chính quyền Hội An nao núng, khó xử. Nhưng theo ông Nguyễn Sự, ông Võ Hiên – Bí thư Thị ủy Hội An giai đoạn này cũng “cứng cựa không chịu xuống nước”, nên tổ chức họp Ban Thường vụ thống nhất theo hướng “giữ chứ không bỏ”, rồi báo cáo, xin ý kiến của lãnh đạo cao hơn: Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng!

Đoàn công tác của Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng do ông Võ Văn Đặng, Chủ tịch MTTQ tỉnh làm Trưởng đoàn vào ngay Hội An kiểm tra, đã truyền đạt chỉ đạo của ông Hồ Nghinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng: “Các anh đừng có phá, cứ giữ đó. Phải coi tất cả các khu phố, nhà ở, hiện vật, công trình kiến trúc, tín ngưỡng ở Hội An là tài sản giá trị của ông bà bao đời để dành cho các thế hệ ở Hội An”. Vậy là, mọi việc êm thuận, dần dần mọi chuyện lùi vào quên lãng, không còn ai nhắc đến chuyện đập phá gì nữa! Ông Nguyễn Sự nhận định: “Đây không chỉ là chuyện riêng lẻ của một bức tượng, một hiện vật cụ thể mà với tầm hiểu biết về văn hóa, cái nhìn xa hơn về tương lai đã giúp bảo vệ được phố cổ Hội An, sau này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới”.

Ngưi dân TP.HCM giúp gi di tích

Trước năm 1990, người dân và du khách biết rất ít về phố cổ Hội An. Lúc này, dù kinh tế còn khó khăn, nhưng cán bộ BQL di tích và dịch vụ du lịch Hội An (tiền thân của TTQLBTDSVH Hội An) đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm về Hội An tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM nhằm quảng bá di sản này. Năm 1989, trong một lần triển lãm tại TP.HCM, người dân đã quyên góp ủng hộ Hội An khắc phục bão lũ, đồng thời có thêm nguồn để trùng tu di tích Đình làng Cẩm Phô. Lãnh đạo TTQLBTDSVH Hội An, cho hay Hội An là vùng đất nằm cuối sông Thu Bồn, quanh năm hứng chịu nhiều trận bão dữ, lũ lớn, tác động không nhỏ đến các di tích hàng trăm năm tuổi. Tháng 4-1989, bão số 2 càn quét vào Quảng Nam, có nơi gió giật cấp 12, gây thiệt hại nặng nề về hoa màu, nhà cửa, khiến phần lớn di tích vốn đã xuống cấp càng bị hư hỏng nặng thêm.

Dù bộn bề lo toan khắc phục hậu quả, kinh tế khó khăn, song lãnh đạo UBND TX.Hội An lúc bấy giờ vẫn quyết định cấp kinh phí để BQL di tích và dịch vụ du lịch Hội An mang hiện vật, bản vẽ phố cổ Hội An đi TP.HCM trưng bày, giới thiệu cho người dân “Thành phố mang tên Bác” biết về một Hội An cổ kính và trầm mặc… Địa điểm được xác định là Nhà Văn hóa Thanh niên, thời gian dự kiến 10 ngày. Ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng đoàn, nguyên Phó Giám đốc TTQLBTDSVH, nhớ lại: “Lúc đó, Phòng Tài chính chỉ cấp 4 triệu đồng. Nhưng, người tiền trạm báo tin về cho biết chi phí thuê 10 ngày tại Nhà Văn hóa Thanh niên hết 1 triệu đồng. Có tiết kiệm mấy cũng khó”. Thế nhưng, từ thành công của cuộc triển lãm giới thiệu phố cổ Hội An ở Đà Nẵng sát rạt Hội An, có tới trên 10.000 người đến xem, đã thôi thúc anh em phải nỗ lực để giới thiệu cho bằng được Hội An đến với người dân TP.HCM”.


Ảnh: Thuận Huỳnh

“Dù tiền nong mang theo ít ỏi, nhưng anh em đã quyết làm phải làm cho ra trò. Vì vậy, triển lãm ở đâu cũng tổ chức họp báo, họp hội đồng hương Hội An, Quảng Nam. Điều khác nữa là dịp này, đoàn mang theo video chiếu các cảnh bão số 2 tàn phá kinh hoàng đường phố, di tích ở Hội An để bà con xa quê nắm bắt thực tế hậu quả cơn bão”, ông Nguyễn Đức Minh bồi hồi rồi bộc bạch: “Đến bây giờ nhiều cán bộ trong đoàn tham gia triển lãm tại TP.HCM vẫn còn nhớ tình cảm mà người dân thành phố và các đơn vị đã động viên, chia sẻ, ủng hộ, đồng hành cùng Hội An”. Triển lãm tại Nhà Văn hóa Thanh niên thành công rực rỡ mà nói theo cách của ông Minh là “vượt ngoài sự tưởng tượng”. Được đà, đoàn tiếp tục “trụ lại thành phố” để giới thiệu Hội An với người dân tại Nhà hát Hòa Bình, Nhà Văn hóa Tân Bình. Những nơi đoàn đến triển lãm, đơn vị quản lý đều không lấy tiền thuê mặt bằng, kể cả ở Nhà Văn hóa Thanh niên. Còn Ủy ban MTTQ Q.10 bao ăn ở, Nhà khách Bộ Văn hóa tại TP.HCM cũng cho mượn panô, vật liệu trưng bày…

Nhiều người dân TP.HCM đến xem triển lãm, trong đó có các cụ già quê Quảng Nam, Hội An rất xúc động, bùi ngùi lần tìm về ký ức qua những bức ảnh, bản vẽ phố cổ Hội An. Đặc biệt, khi nhìn thấy bão số 2 tàn phá Hội An qua video, nhiều người không cầm được nước mắt, đã quyên góp ủng hộ, chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 2 và trùng tu di tích bị hư hại. “Đấy là khoản tiền đầu tiên quyên góp tại TP.HCM và đã được TP.Hội An, BQL di tích và dịch vụ du lịch Hội An sử dụng để trùng tu, sửa chữa mái tây Đình làng Cẩm Phô – Cẩm Phô Hương Hiền”, ông Nguyễn Đức Minh nói và nhấn mạnh việc tu bổ kịp thời Đình làng Cẩm Phô có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đây là “di tích sống” cho việc nghiên cứu hình thành làng xã ở Hội An vào thế kỷ XV.

Ông Nguyễn Sự và lãnh đạo TTQLBTDSVH Hội An, nhấn mạnh cần tôn vinh một cách trọng thị những người có công đóng góp, giúp đỡ gìn giữ, trùng tu Đô thị cổ Hội An được như ngày hôm nay.

Nguyn Hu Trà

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)