Thứ bảy, 27/4/2024, 11h01

Đa dạng hình thức giúp học sinh lớp 12 hệ thống lại kiến thức

Thi đim cui hc k II, các trưng THPT trên đa bàn TP.HCM bưc vào giai đon “chy nưc rút” giúp hc sinh lp 12 trang b đy đ kiến thc, k năng chun b cho k thi tt nghip THPT năm 2024.


Hc sinh lp 12 Trưng THPT Nguyn Khuyến (Q.10) tham gia cuc thi “Rung chuông vàng”

Nhiu trưng “chy nưc rút” giúp hc sinh ôn tp

Để tăng cường kiến thức cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trường THPT Hùng Vương (Q.5) tích cực xây dựng và giảng dạy các chuyên đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Theo đó, từ cuối tháng 2-2024, hàng tuần, nhiều chuyên đề ở các môn toán, ngữ văn, tiếng Anh, sinh học, hóa học, vật lý, địa lý được tổ chức với thời gian phù hợp và linh hoạt để học sinh lớp 12 có nhu cầu đăng ký tham gia. Đặc biệt, giáo viên giảng dạy đều là những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy luyện thi tốt nghiệp THPT.

Đại diện nhà trường cho biết, nội dung giảng dạy các chuyên đề ở từng bộ môn đều phong phú và bám sát với nội dung thi thực tế của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, giúp học sinh không chỉ củng cố, hệ thống lại kiến thức mà còn ôn tập, rèn luyện và mở rộng kiến thức ở các tổ hợp môn mà học sinh lựa chọn dự thi, đáp ứng với yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp. “Trong quá trình “chạy nước rút” với kỳ thi quan trọng, học sinh rất hào hứng đăng ký tham gia các lớp chuyên đề rèn luyện kỹ năng. Để hỗ trợ tốt nhất cho học sinh, các lớp chuyên đề tiếp tục được nhà trường tổ chức ngày càng chất lượng hơn trong thời gian ôn tập - tháng 5 và tháng 6 sắp tới”, đại diện nhà trường cho biết thêm.

Trong khi đó, nhằm hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập, hệ thống lại kiến thức trong giai đoạn nước rút, Trường THPT Nguyễn Khuyến (Q.10) mới đây đã tổ chức cuộc thi “Rung chuông vàng” dành cho học sinh lớp 12. Cuộc thi với nội dung là các bài đố vui, bài toán đếm, tính xác suất, cấp số... kiến thức từ đầu năm lớp 12 đến giữa học kỳ II năm học. Thầy Nguyễn Duy Tuyển (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, hiện nay song song với việc trang bị cho học sinh kiến thức mới các môn học trong chương trình lớp 12, tùy từng bộ môn giáo viên đều đa dạng các hình thức để hệ thống và củng cố lại kiến thức cho học sinh. Theo năng lực của học sinh cũng như theo các tổ hợp môn mà học sinh lựa chọn thi tốt nghiệp THPT, giáo viên sẽ có thêm các hình thức hỗ trợ, giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức, đáp ứng cho kỳ thi. “Học sinh lớp 12 năm nay là lứa học sinh đặc biệt, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 trong 2 năm lớp 10 và lớp 11 khi phải học trực tuyến trong suốt thời gian dài. Do vậy, nhà trường rất quan tâm trang bị kiến thức, kỹ năng vững vàng cho các em sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Ngoài kết hợp ôn tập, củng cố kiến thức trong các tiết học trên lớp, nhà trường còn tăng cường tổ chức các tiết chuyên đề theo nhiều hình thức nhẹ nhàng để học sinh tự mình hệ thống kiến thức, không áp lực…”, thầy Tuyển cho hay.


Trưng THPT Hùng Vương (Q.5) t chc các chuyên đ ôn tp cho hc sinh lp 12  các môn thi tt nghip THPT

Cuộc thi “Rung chuông vàng” cũng là sân chơi ngoại khóa vừa được Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình) tổ chức để ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 12 của trường ở môn sinh học. Các câu hỏi trong cuộc thi được chia thành nhiều mức độ, từ thông hiểu, nhận biết cho đến vận dụng, vận dụng cao, giúp học sinh dễ dàng hệ thống lại kiến thức môn học. Ở các môn học khác, giáo viên cũng luân phiên tổ chức các chuyên đề theo nhiều hình thức, vừa tạo không khí vui vẻ, nhẹ nhàng cho học sinh, vừa giúp các em dễ dàng tiếp cận, ôn tập lại kiến thức.

Thi th đ hc sinh cng c kiến thc

Thầy Trần Văn Quỳnh (Tổ trưởng Tổ toán Trường THPT Trưng Vương, Q.1) cho biết, dựa vào đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, tổ đã phân công giáo viên soạn đề và hướng dẫn học sinh luyện tập. Trường tổ chức phụ đạo, kèm cặp các học sinh còn yếu, đồng thời tổ chức thêm các đợt thi thử để học sinh làm quen với không khí thi cử và đánh giá lại năng lực bản thân. Sau khi hoàn tất chương trình học kỳ II sẽ bắt tay vào giai đoạn nước rút củng cố kiến thức lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12, đảm bảo học sinh đủ kiến thức và bản lĩnh để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT. “Sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi làm bài thi đó là đọc đề không kỹ dẫn đến chọn sai đáp án, nhất là các câu chọn mệnh đề sai. Cạnh đó, các em nhớ không kỹ công thức dẫn đến vận dụng nhầm công thức cũng như việc cẩu thả tính toán sai”, thầy Quỳnh chỉ rõ. Từ đó, giáo viên này khuyên học sinh lưu ý 7 điều quan trọng để làm bài thi đạt kết quả tốt: Một là đọc đề cẩn thận. Hãy đọc mỗi câu hỏi một cách kỹ lưỡng và hiểu rõ yêu cầu của đề bài trước khi chọn đáp án. Đôi khi một từ hoặc một cụm từ nhỏ có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu hỏi. Hai là kiểm tra các phương án trả lời. Đọc kỹ tất cả các phương án trả lời trước khi quyết định chọn đáp án. Có thể có các phương án trùng lặp, gây nhầm lẫn hoặc các phương án phụ trợ có thể giúp học sinh suy nghĩ ra hướng giải bài. Ba là ưu tiên các câu dễ trước. Không nên mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi khó mà bỏ qua các câu dễ. Hãy tìm các câu hỏi dễ và làm trước để tiết kiệm thời gian cho những câu khó hơn. Bốn là kiểm tra kết quả. Khi đã chọn một đáp án, hãy đọc lại câu hỏi và đáp án một lần nữa để đảm bảo rằng đáp án chính xác. Năm là quản lý thời gian. Phân chia thời gian một cách hợp lý cho mỗi câu hỏi. Nếu một câu hỏi tốn quá nhiều thời gian, hãy chuyển sang câu hỏi khác và quay lại sau khi đã hoàn thành các câu hỏi còn lại. Sáu là thực hành thường xuyên. Làm bài tập và bài trắc nghiệm thường xuyên để nâng cao khả năng giải quyết các loại câu hỏi khác nhau. Thực hành giúp các em làm quen với các dạng bài tập, cải thiện tốc độ và chính xác trong việc giải các câu hỏi. Bảy là giữ sự tự tin và bình tĩnh. Hãy luôn giữ sự tự tin và bình tĩnh khi làm bài trắc nghiệm môn toán. Đừng để áp lực làm mất tập trung, làm sai những câu đơn giản. Tin tưởng vào kiến thức và kỹ năng của mình, cố gắng để đạt kết quả tốt.

“Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2024 môn toán có cấu trúc tương tự các năm trước, có tính ổn định, tạo thuận lợi cho học sinh ôn tập. Khoảng 30 câu đầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu nên học sinh dễ dàng làm được điểm trung bình. Khoảng 10 câu cuối có độ phân hóa cao nhưng dạng bài không mới. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét tốt nghiệp THPT. Do vậy, các em phải làm thật cẩn thận ở các câu dễ, sau đó mới làm các câu ở các mức độ vận dụng, vận dụng cao tùy theo năng lực”, thầy Quỳnh khuyên.

Bài, ảnh: Thành Nam