Trong chương trình mỹ thuật ở bậc THCS, những tiết “Thường thức mỹ thuật” (TTMT) nhằm giúp biết thêm thông tin về mỹ thuật trong các thời kì, các trường phái mỹ thuật… Nhưng trong quá trình giảng dạy, giáo viên (GV) cảm thấy khó khăn hơn những tiết dạy thực hành bởi vì thông tin quá nhiều, thiếu đồ dùng trực quan để minh họa. Để tiết dạy TTMT được dễ dàng và thu hút học sinh hơn, GV cần đa dạng hóa các hoạt động học tập.
Những thủ thuật dưới đây có thể được áp dụng trong tiết dạy.
Ghép tên tác giả vào bức tranh thích hợp:
GV có thể sử dụng hình thức này cho hoạt động khởi động ở bài 10 – Mỹ thuật 8 – Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
A B
1/ Tát nước đồng chiêm a. Phan Kế An
2/ Được mùa b. Trần Văn Cẩn
3/ Công nhân cơ khí c. Nguyễn Phan Chánh
4/ Bữa cơm mùa thắng lợi d. Nguyễn Tiến Chung
5/ Nhớ một chiều Tây Bắc e. Nguyễn Đỗ Cung
Đáp án: 1 – b; 2 – d; 3 – e; 4 – c; 5 – a
Giải ô chữ
GV tạo một ô chữ để củng cố bài học sau phần thuyết trình của học sinh. Tùy vào mức độ hiểu biết của học sinh mà số lượng từ hàng ngang hay dọc có thể nhiều hay ít.
Ví dụ: GV sử dụng ô chữ sau để củng cố bài 10 – Mỹ thuật 8 – Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975.Ô hàng dọc với từ khóa “Mỹ thuật cách mạng”. Ô hàng ngang với nội dung vừa được thông tin trong bài.
Cụ thể, tên một chất liệu truyền thống được nhiều họa sĩ sử dụng để sáng tác tranh (6 chữ cái) – Sơn mài. Văn nghệ sĩ, họa sĩ… hoạt động trong lĩnh vực này (15 chữ cái) – Văn học nghệ thuật. Tên họa sĩ nổi tiếng về đề tài phố cổ Hà Nội (11 chữ cái) – Bùi Xuân Phái…
Sắp xếp dữ liệu vào cột thích hợp
GV có thể cho học sinh sắp xếp tranh, dữ kiện vào cột thích hợp. Ví dụ: Ở bài “Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam” – Mỹ thuật 6. GV yêu cầu học sinh sắp xếp tên các bức tranh theo trường phái. Gà “Đại Cát”, Phật Bà Quan Âm, Chợ quê, Ngũ hổ, Thạch Sanh, Bịt mắt bắt dê, Gà mái, Hứng dừa, Đám cưới chuột.
Tranh Đông Hồ Tranh Hàng Trống
“Đại Cát” Phật Bà Quan Âm
Thạch Sanh Chợ quê
Gà mái Ngũ Hổ
Hứng dừa Bịt mắt bắt dê
Đám cưới chuột
Những hoạt động nêu trên có thể được thực hiện một cách hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn nếu ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Lê Tấn Thời
(GV Trường THCS thị trấn Chợ Mới, H.Chợ Mới, An Giang)
Bình luận (0)