Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đa dạng hoạt động trải nghiệm trong bối cảnh dịch

Tạp Chí Giáo Dục

Không đưc t chc các hot đng giáo dc ngoài nhà trưng, nhiu trưng hc ti TP.HCM đã thiết kế các hot đng tri nghim đc đáo ngay trong khuôn viên trưng, mang li s thích thú cho hc sinh.


H
c sinh Trưng THCS L Gia (Q.11) tri nghim qua phiên tòa gi đnh

Đi gió vi hot đng tri nghim sáng to

Đến Trường Tiểu học An Bình (TP.Thủ Đức) vào giờ ra chơi những ngày này, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng tốp học sinh ngồi ghế đá đọc sách, hay trong thư viện trường các em chăm chú với những góc học tập riêng. Đây cũng là nơi học sinh cùng nhau chơi cờ vua, cờ tướng… Ở vườn trường, nhiều tốp học sinh đang nhổ cỏ, bắt sâu, chăm sóc cây… Cô Phạm Thị Thùy Trang (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, hiện nay các hoạt động giáo dục đều phải gắn liền với công tác phòng chống dịch, đảm bảo vừa khiến học sinh thích thú song vẫn đạt các yêu cầu về phòng chống dịch. Vì vậy, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh đã được nhà trường thiết kế, tính toán lại cho phù hợp.

Theo cô Trang, dựa trên chính đặc thù cơ sở vật chất, thiết chế nhà trường, giáo viên cùng tính toán lại trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học cho học sinh. Các hoạt động được tổ chức dựa trên tiêu chí là chia nhỏ nhóm học sinh, nâng cao tính trải nghiệm cho học sinh, bám sát vào yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. “Việc đổi mới này bước đầu có thể sẽ gây khó cho nhà trường khi phải tính toán làm sao đạt các yêu cầu về phòng chống dịch. Tuy vậy, hiệu ứng mang lại thì cực kỳ lớn, không chỉ tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh mà còn giúp các em thoải mái tinh thần sau mỗi giờ học, yêu thích hơn việc đến trường”, cô Trang đánh giá.


Các em h
c sinh Trưng Tiu hc Lê Văn Tám (Q.7) xem chương trình ngh thut âm nhc dân tc

Tương tự, “Âm nhạc dân tộc với sân khấu học đường” là chương trình nghệ thuật trải nghiệm vừa được Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Q.7) tổ chức cho học sinh. Ngoài việc giới thiệu đến học sinh những loại hình âm nhạc dân tộc, thông qua hoạt động còn mang đến cho học sinh những trải nghiệm mới lạ về âm nhạc dân tộc gắn với lứa tuổi của các em. Cô Nguyễn Hà Phương Thanh (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, nhà trường đã hết sức tiết chế các hoạt động trải nghiệm để đảm bảo các yêu cầu cao nhất trong phòng chống dịch. Hoạt động trải nghiệm về âm nhạc dân tộc khi tổ chức được nhà trường siết chặt các yêu cầu phòng dịch. “Hoạt động trên được tổ chức dưới sân trường, không gian mở. Học sinh đeo khẩu trang trong suốt thời gian hoạt động diễn ra. Việc giao lưu giữa nghệ sĩ với học sinh cũng không quá gần, chủ yếu là giới thiệu đến học sinh các những loại hình âm nhạc dân tộc, qua đó giúp các em vui thích hơn trong việc học”, cô Phương Thanh đánh giá.

Thiết kế linh hot, phù hp vi tình hình mi

Chuỗi hoạt động về sách được Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ (Q.4) tổ chức mới đây đã tạo được tiếng vang, mang đến sự hào hứng, thích thú cho học sinh. Với nhiều hoạt động như: Giới thiệu quyển sách em yêu; không gian Hồ Chí Minh; góp một quyển sách nhỏ, đọc nghìn quyển sách hay…, chuỗi sự kiện trở thành ngày hội trải nghiệm “đổi gió” hoạt động dạy và học trong nhà trường. Thầy Phan Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, ngày hội trải nghiệm luôn là một hoạt động được nhà trường chú trọng, ưu tiên tổ chức trong nhiều năm học gần đây, nhất là khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, năm học này do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động trải nghiệm gần như không được tổ chức hoặc có tổ chức cũng phải cân nhắc nhiều yếu tố. “Thay vì tổ chức theo hình thức tập trung học sinh toàn trường, ngày hội năm nay được nhà trường tổ chức theo đơn vị lớp; chia tách theo các nhóm nhỏ, vừa giúp phòng chống dịch song vẫn giúp học sinh trải nghiệm được trọn vẹn. Các em rất thích thú, hưởng ứng rất nhiệt tình, chia sẻ những câu chuyện, cuốn sách hay của mình cho cả lớp cùng nghe, góp thêm những cuốn sách mà bản thân các em thích vào thư viện của lớp, của trường”, thầy Tuấn cho biết. Qua chuỗi các hoạt động trải nghiệm độc đáo này, thầy Tuấn đánh giá đã thổi làn gió mới vào chính việc học tập, rèn luyện của học sinh, đẩy mạnh và lan tỏa hơn nữa văn hóa đọc trong nhà trường, qua đó giáo dục học sinh tinh thần chia sẻ, tương thân tương ái.


Chu
i hot đng v sách ti Trưng Tiu hc Nguyn Trưng T mang đến s thích thú cho hc sinh

Trong khi đó, phiên tòa giả định “Phòng, chống bạo lực học đường” được Trường THCS Lữ Gia (Q.11) tổ chức mới đây đã mang đến những trải nghiệm giáo dục sâu sắc cho học sinh trong trường. Phiên tòa đã tái hiện phiên xét xử một vụ bạo lực do mâu thuẫn trong học đường, qua đó giúp mỗi học sinh nhận diện được hành vi bạo lực học đường, giới hạn của các hành vi ứng xử với bạn bè trong nhà trường. Xa hơn nữa là giúp học sinh mạnh dạn góp tiếng nói tố giác hành vi bạo lực học đường với thầy cô, gia đình… “Học sinh THCS đang trong lứa tuổi định hình tính cách cá nhân, thể hiện cái tôi của bản thân mình. Nhiều mâu thuẫn rất nhỏ trong quan hệ bạn bè như một lời bình luận “chưa vừa ý” trên mạng xã hội, ganh đua về điểm số, về tình cảm bạn bè…, nếu không biết cách kìm chế hoặc có sự hướng dẫn, chia sẻ của người lớn thì rất có thể dẫn đến hành vi bạo lực học đường”, cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng nhà trường) nhìn nhận.

Cô Ái cho biết thêm, sau phiên tòa giả định, rất nhiều học sinh đã mạnh dạn đặt câu hỏi, xin ý kiến tư vấn từ luật sư về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường. Điều này cho thấy đây là vấn đề các em thực sự rất quan tâm và rất cần được đẩy mạnh giáo dục trong nhà trường, giúp mỗi học sinh có kỹ năng bảo vệ bản thân trước vấn nạn bạo lực học đường. “Chính vì ý nghĩa đó mà ngay trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhà trường vẫn nỗ lực tổ chức hoạt động phiên tòa giả định. Trong đó, các yêu cầu về phòng chống dịch được nhà trường linh hoạt siết chặt để đảm bảo an toàn cao nhất cho học sinh khi tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ngoài không gian lớp học”, cô Ái nói.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)