Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đã đến lúc TP.HCM phát triển dựa vào biển

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu chuyên gia nhìn nhn, TP.HCM hoàn toàn có th tr thành mt cc kinh tế bin ln nht Vit Nam, đim đến quan trng mang tm vóc quc tế trong mng lưi chui đô th bin khu vc Đông Nam Á thông qua phát trin chui đô th – kinh tế bin xanh gn vi vnh Cn Gi – rng 42.000km2.


Vùng bin Cn Gi. Ảnh: M.P

“M vàng” đang b b quên

Theo GS.TS Võ Văn Sen – nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, huyện Cần Giờ có 20km đường biển chếch theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Các con sông Nhà Bè ở phía Bắc, Đồng Tranh phía Đông và Soài Rạp ở về hướng Tây cùng với hệ thống các chi lưu, phụ lưu đã chia Cần Giờ thành 60 hòn đảo lớn nhỏ. Đặc biệt chế độ bán nhật triều của Cần Giờ giúp cho tàu thuyền có thể theo con nước thuận lợi vào sâu trong nội địa. Đây là ưu thế thiên nhiên ban tặng cho thủy lộ dọc theo sông Đồng Nai từ cao nguyên Lâm Viên chảy dài đến cửa biển Cần Giờ. Không chỉ vậy, TP.HCM còn hưởng được lợi thế từ sông Vàm Cỏ dễ dàng kết nối với vùng ĐBSCL.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – cho rằng: “Huyện Cần Giờ là vùng tiếp giáp duy nhất tới cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, đồng thời cũng là điểm duy nhất tiếp giáp với biển để phát triển các loại hình kinh tế biển. Cần Giờ, ngoài chức năng là một khu rừng ngập mặn, còn là không gian có thể phát triển đô thị biển gắn liền với du lịch biển. Vấn đề chính là tạo được quan hệ cộng sinh giữa đô thị, du lịch và rừng ngập mặn. Cần Giờ cũng là vùng kết nối của rất nhiều cảng cỡ nhỏ phục vụ vận tải đường sông và đường biển”.

Lợi thế của TP.HCM là đang đứng trước nhu cầu tất yếu chuyển đổi trở thành trung tâm tài chính, dịch vụ thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, cùng sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm mới, từ phía Đông và phía Tây như: Vũng Tàu, hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải, các khu đô thị mới hiện đại, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai), cảng Hiệp Phước (Nhà Bè), khu du lịch Cần Giờ.

Mặt khác, hệ thống đường cao tốc TP.HCM Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành và Biên Hòa – Vũng Tàu ngày một hoàn thiện. Ở phía Tây có cao tốc TP.HCM – Trung Lương, hệ thống cao tốc ven biển và sự tăng tốc phát triển của tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tạo nền tảng cho việc hình thành và liên kết các trung tâm chức năng, mang lại sự cân bằng cần thiết và phát huy thế mạnh của toàn vùng.

Đnh v li kinh tế bin trong tng th kinh tế

“Nhưng có thể thấy, vận tải đường biển còn khá hạn chế. Ngành du lịch do địa hình bãi biển được bồi tụ ở khu vực cửa sông nên khó cạnh tranh với các bãi biển đẹp như Vũng Tàu, các tỉnh Nam Trung bộ. Tuy nhiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ phù hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm”, TS. Sen nói.

Theo đó, TS. Sen cho rằng, để phát triển kinh tế biển, TP.HCM cần định vị lại tư duy và nhận thức về kinh tế biển trong tổng thể kinh tế TP cho đúng mức và phù hợp với truyền thống, tiềm năng, vị thế. Dù diện tích giáp biển của TP.HCM không nhiều nhưng lại là cửa ngõ ra biển của hàng hóa khu vực Đông Nam bộ, ĐBSCL và Nam Tây Nguyên. Cùng với đó, gắn quy hoạch phát triển kinh tế biển TP với quy hoạch cả vùng Nam bộ, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo, cục bộ địa phương; bởi hệ thống cảng biển ở TP.HCM không chỉ phục vụ cho riêng TP mà còn cho cả vùng. Kết nối hình thành mô hình cụm cảng, liên cảng cần được thúc đẩy, đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng đường sá, điện lực, hậu cần kho bãi để phục vụ cho ngành hàng hải, vận tải đường biển…

PGS.TS Lưu Thế Anh – Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐH Quốc gia Hà Nội – cho rằng, mô hình phát triển trong tương lai gần của TP.HCM cần đặt kết nối vùng kinh tế phía Nam một cách quyết liệt để phát triển kinh tế biển, cảng biển, logistic gắn với chuỗi đô thị biển mang tầm vóc quốc tế tại vịnh Cần Giờ; tích tụ dân cư biển, đón nhận cơ hội của hậu hiện đại tạo bước ngoặt thay đổi phương thức phát triển của TP. Đó là chuyển từ phát triển dựa vào đất đai sang phát triển dựa vào biển.

“Chuỗi đô thị biển Vũng Tàu – Cần Giờ – Gò Công sẽ tạo “mặt tiền” biển để chủ động đón nhận các cơ hội phát triển kinh tế biển giá trị gia tăng cao và giao dịch hàng hải quốc tế, làm bàn đạp cho TP.HCM trở thành một TP “cửa ngõ” kết nối mạnh hơn nữa với khu vực và quốc tế”, PGS.TS Lưu Thế Anh  nhấn mạnh.

Cả nước có 28/63 tỉnh, thành có biển và có những đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế  nước ta. TP.HCM – đóng vai trò đầu tàu trong các tỉnh, thành ven biển cũng như cả nước; năm 2020, TP chiếm tới 37,2% tổng GRDP của các tỉnh, thành ven biển, FDI chiếm 25,1% tổng thu hút FDI của các tỉnh, thành ven biển và 10,8% cả nước.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)