Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đà Nẵng: “Chạy nước rút” để sớm về đích tăng trưởng kinh tế

Tạp Chí Giáo Dục

Quý IV đưc xem là thi gian nưc rút đ hoàn thành và vưt các ch tiêu theo kế hoch đ ra. Vi kết qu kh quan 9 tháng năm 2024, Đà Nng đang n lc đưa ra nhiu gii pháp đ tiếp tc hoàn thành và vưt ch tiêu trong các tháng cui năm…

Kinh tế Đà Nẵng có nhiều điểm sáng trong 9 tháng của năm 2024. Ảnh: V.Yên

 

Quy mô GRDP tiếp tc duy trì v trí th 17/63 tnh, thành ph

Thống kê cho thấy, 9 tháng năm 2024, kinh tế Đà Nẵng có nhiều điểm sáng. Toàn nền kinh tế đạt mức tăng 6,47%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,79%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 5,03%, khu vực dịch vụ tăng 6,96%, thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng 6,51%…

Quy mô nền kinh tế trong 9 tháng theo giá hiện hành ước đạt hơn 111.589 tỷ đồng, mở rộng hơn 11.726 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, quy mô khu vực dịch vụ mở rộng nhiều nhất với hơn 9.043 tỷ đồng, khu vực công nghiệp – xây dựng mở rộng hơn 1.551 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mở rộng hơn 65 tỷ đồng; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) tăng thêm 1.066 tỷ đồng.

Xét trên phạm vi cả nước, quy mô GRDP của Đà Nẵng trong 9 tháng năm 2024 tiếp tục duy trì vị trí thứ 17/63 tỉnh, thành phố và dẫn đầu các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Nam Trung bộ.

Về chỉ số sử dụng lao động, tính đến đầu tháng 9-2024, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 2,13% so với cùng thời điểm năm trước. Đây là tín hiệu cho thấy sự phục hồi tích cực của sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ khi số lượng đơn đặt hàng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng lao động tăng.

Xét theo nhóm ngành hoạt động thì dệt may có sự gia tăng lao động khá cao (tăng 26,87%) do đơn hàng tiêu thụ trong năm của một số doanh nghiệp tăng cao. Việc áp dụng dây chuyền sản xuất mới của doanh nghiệp chủ lực thuộc nhóm ngành hoạt động sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic đòi hỏi cần có thêm lao động vận hành cũng đã góp phần làm chỉ số lao động trong 9 tháng năm 2024 của nhóm ngành này tăng 8,48%.

Đà Nẵng đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc phục vụ du khách. Tính chung quý III năm 2024, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 7.674,7 tỷ đồng, tăng 11% so với quý trước và tăng 24,5% so với quý cùng kỳ…

Phn đu hoàn thành cao nht các mc tiêu đ ra

Đây là chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng. Ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục Thống kê TP.Đà Nẵng – nhìn nhận, những tháng cuối năm 2024 đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế – xã hội Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng khi phải đối mặt với hàng loạt biến động lớn từ bên ngoài và những khó khăn nội tại trong nước. Áp lực từ tình trạng lạm phát gia tăng, sự thay đổi của các chuỗi cung ứng toàn cầu và những biến động từ thị trường quốc tế đang tạo ra nhiều sức ép cho kinh tế – xã hội của cả nước và từng địa phương.

Du lịch là ngành mũi nhọn được Đà Nẵng chú trọng thúc đẩy và tổ chức nhiều chương trình kích cầu thu hút du khách. Ảnh: V.Yên

Để đảm bảo sự ổn định và duy trì đà phát triển kinh tế – xã hội, ông Vũ cho rằng, Đà Nẵng cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và môi trường kinh doanh. Trong đó, cải cách hành chính cần được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thuế, hải quan và đất đai. Cần có các biện pháp quyết liệt để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc phát triển nguồn nhân lực cần được xem là một chiến lược dài hạn. TP cần đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình đào tạo kỹ năng cao, phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cần có chính sách hỗ trợ việc làm, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ để đảm bảo người lao động có cơ hội tiếp cận với các công việc có thu nhập tốt, ổn định nhằm giữ chân nhân tài.

Tại hội nghị Thành ủy lần thứ 17, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, trong quý IV, Ban Thường vụ Đảng ủy Đà Nẵng đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục cụ thể hóa, triển khai thực hiện quyết liệt các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương về xây dựng và phát triển TP, trọng tâm là Kết luận 77, Kết luận 79 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 136 của Quốc hội…

Triển khai Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP giai đoạn 2023-2025 bảo đảm tiến độ, chất lượng và sự đồng thuận của nhân dân. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát, nâng cao chỉ số thành phần tại các chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI).

Tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong những tháng cuối năm; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra, tạo tiền đề hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ TP. Tiếp tục rà soát, đánh giá tốc độ tăng trưởng GRDP, tập trung vào các ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, có đóng góp quan trọng để có giải pháp thúc đẩy, phấn đấu GRDP năm 2024 đạt mức tăng trưởng theo kế hoạch.

Đưa ra các giải pháp kích cầu du lịch, tổ chức định kỳ một số lễ hội đặc sắc vào mùa thấp điểm của du lịch. Sớm đưa vào vận hành, khai thác dự án Khu Công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1); đưa Cụm công nghiệp Cẩm Lệ vào hoạt động trong quý IV/2024.

Thiên Phúc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)