Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đà Nẵng có 1.333 ca mắc tay chân miệng, cao nhất miền Trung

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Trung tâm y tế dự phòng TP Đà Nẵng, từ đầu năm đến ngày 6-9, có 1.333 ca mắc tay chân miệng và dự báo sẽ tiếp tục tăng vì đang vào đỉnh thứ 2 trong năm (từ tháng 9 đến tháng 11).

Các ca bệnh tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - nhi Đà Nẵng - Ảnh: Đoàn Cường
Các ca bệnh tay chân miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – nhi Đà Nẵng – Ảnh: Đoàn Cường

Sáng 9-9, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã có cuộc họp với các cơ sở y tế trên địa bàn về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. 

Ngay khi nghe báo cáo về kết quả phòng, chống dịch 8 tháng đầu năm 2015 và kế hoạch 4 tháng cuối năm, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến – giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị tập trung thảo luận, tìm giải pháp xử lý 2 bệnh hiện đang diễn biến phức tạp tại Đà Nẵng là tay chân miệng và sốt xuất huyết.

Theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, bệnh sốt xuất huyết trong tuần từ ngày 31-8 đến 6-9 có 19 ca mắc trong khi tuần trước đó chỉ có 8 ca (tăng 11 ca) nhận định bệnh đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đặc biệt là khu vực Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc (Liên Chiểu, Đà Nẵng) và Khuê Trung (Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có nguy cơ bùng phát thành dịch trong thời gian tới. Nhất là khi mùa mưa sắp đến.

Đặc biệt, theo Trung tâm y tế dự phòng TP Đà Nẵng, bệnh tay chân miệng diễn biến đáng báo động. Từ đầu năm đến ngày 6-9 ghi nhận có 1.333 ca mắc tay chân miệng (trong khi cùng kỳ năm 2014 chỉ 808 ca) tăng 65 % so với cùng kỳ 2014.

Tình hình bệnh truyền nhiễm tại 11 tỉnh miền Trung trong 8 tháng năm 2015 thì Đà Nẵng đang đứng đầu về số ca mắc tay chận miệng với 1.291 ca, trong khi các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận số ca tay chân miệng tương đối thấp, ví dụ như Quảng Trị 7 ca, Thừa Thiên Huế 17 ca, Khánh Hòa 863 ca…

Theo đánh giá của Trung tâm y tế dự phòng TP Đà Nẵng, dự báo số ca mắc tay chân miệng sẽ tiếp tục gia tăng vì đang vào đỉnh thứ 2 trong năm (từ tháng 9 đến tháng 11).

Trước tình hình bệnh tay chân miệng diễn biến rất phức tạp, Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng đề nghị sẽ sử dụng Cloramin B để sử lý các ổ dịch mạnh mẽ hơn, phun thuốc trong bán kính 100m xung quanh khu vực có dịch. Đồng thời sẽ cấp Cloramin B cho các gia đình có dịch bệnh để xử lý vệ sinh môi trường.

Theo TTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)