Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đà Nẵng “khát” kỹ sư công nghệ thông tin

Tạp Chí Giáo Dục

Giai đon 2022-2025, Đà Nng cn b sung ti thiu 7.500 k sư công ngh thông tin/năm; giai đon 2026-2030, con s này là 8.000 ngưi/năm. Đó là thông tin đưc đưa ra ti bui ta đàm “Phát trin ngun nhân lc công ngh thông tin ti TP.Đà Nng”, do Ban Xúc tiến và H tr đu tư Đà Nng t chc.


Gi hc công ngh thông tin ca sinh viên Trưng ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nng

Công ngh thông tin đóng góp 8,23% GRDP

Bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng – cho biết, thời gian qua, công nghệ thông tin (CNTT) với tốc độ tăng trưởng cao đã trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu CNTT đạt đến 20%/năm. Trong 2 năm 2020 và 2021, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 nhưng lĩnh vực CNTT vẫn duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, đóng góp vào sự phục hồi và phát triển của kinh tế – xã hội thành phố. Trong đó, năm 2021, ngành công nghiệp CNTT tăng trưởng 10,47% và đóng góp 8,23% GRDP thành phố. Tổng doanh thu toàn ngành CNTT của Đà Nẵng cả năm 2022 ước đạt 34.293 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 110 triệu USD, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Báo cáo đánh giá chỉ số chuyển đổi số của Bộ Thông tin & Truyền thông, kinh tế số năm 2021 của Đà Nẵng đã đóng góp 12,57% GRDP (cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 9,6%).

Bà Yến cho biết thêm, Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt mục tiêu phát triển thành phố “trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á”. Trong đó, một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên phát triển là công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số. Đà Nẵng xác định công nghiệp CNTT là nền tảng vững chắc để đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế thành phố, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới, nhất là công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số (kinh tế số, xã hội số và chính quyền số), xây dựng thành phố thông minh, đủ năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

To điu kin đ k sư tham gia ging dy

Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn Đà Nẵng ước tính có khoảng 44.000 nhân lực CNTT, trong đó phần lớn nhân lực tập trung trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số. Dựa trên số liệu dự báo của Đề án quy hoạch chung thành phố, trong giai đoạn 2022-2025, Đà Nẵng cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực/năm và trong giai đoạn 2026-2030 tăng lên 8.000 nhân lực/năm.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là số lượng phải đi đôi với chất lượng.

Khảo sát của Viện Chiến lược CNTT, Bộ Thông tin & Truyền thông cho thấy, chỉ có khoảng 15% sinh viên ngành CNTT mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp; 72% sinh viên không có kinh nghiệm, thực hành; 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng mềm.

Nhiệm vụ đặt ra là làm thế nào để giải quyết cung cầu về nhân lực CNTT giữa cơ sở GD-ĐT và thị trường, đảm bảo sự đồng bộ giữa chất lượng và số lượng. Điều này đòi hỏi các bên liên quan phải cùng xem xét và phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới.

Ông Vy Văn Việt – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Đà Nẵng – cho rằng, để giải bài toán nhân lực, Đà Nẵng cần tiếp tục tạo điều kiện, chính sách để các trường mở rộng quy mô đào tạo, thu hút sinh viên theo học ngành CNTT đến Đà Nẵng học tập, sinh sống và làm việc, tạo điều kiện cho các chính sách an sinh, đơn cử như cho vay mua nhà để an cư lạc nghiệp. Về phía các trường đại học cần thay đổi nhanh chóng chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu. Đối với doanh nghiệp cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu thay vì chỉ đầu tư theo chiều ngang từ đó từng bước nâng cao chất lượng, năng suất lao động.

PGS.TS Lê Thành Bắc – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng – cho rằng, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT có ý nghĩa quyết định để tạo nền tảng, cơ sở cho chương trình chuyển đổi số quốc gia. Vì vậy cần có chính sách, cơ chế quy định doanh nghiệp phải có trách nhiệm đồng hành cùng nhà trường, xã hội trong nhiệm vụ đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Các trường đại học vùng và đại học trọng điểm cần được ưu tiên đầu tư, trở thành nòng cốt giao đào tạo nguồn nhân lực CNTT cho các ngành mũi nhọn; Cần có quy định chuẩn giảng viên ngành CNTT phù hợp với thực tế để huy động lực lượng cán bộ doanh nghiệp CNTT có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy đại học. Hiện nay tại Việt Nam, do rào cản về tiêu chuẩn giảng viên nên các trường không huy động được nguồn lực từ doanh nghiệp (tại nhiều nước tỷ lệ này lên tới 50%), nếu kéo dài sẽ khó phát triển được mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp CNTT.

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khẳng định: “UBND TP.Đà Nẵng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư, các hiệp hội và cơ sở đào tạo; xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực CNTT”…

L Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)