Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đà Nẵng: Nghịch lý số doanh nghiệp tăng nhưng số lao động lại giảm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mc dù sng doanh nghip (DN) ngày càng tăng nhưng s lao đng li có xu hưng gim mnh. Nguyên nhân chính đưc cho là do nh hưng ca dch Covid-19 làm cho s lao đng bình quân ca mt DN năm 2020 thp hơn nhiu so vi năm 2017.


Lao đng bình quân ca mt doanh nghip ti Đà Nng đang có xu hưng gim

Cục Thống kê Đà Nẵng vừa công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế năm 2021, được thực hiện theo Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 27-02-2020 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm đánh giá toàn diện thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng.

Doanh nghip dch v không ngng gia tăng

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, tổng số đơn vị điều tra có 99.166 đơn vị, tăng 10,3% so với Tổng điều tra kinh tế năm 2017; tổng số lao động trong các đơn vị điều tra là 431.000 người, giảm 9,1% so với Tổng điều tra năm 2017.

Ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng – cho biết, kết quả điều tra xét theo khu vực ngành kinh tế, số DN thuộc khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng nhiều nhất và không ngừng gia tăng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm giữa 2 kỳ tổng điều tra. Trong tổng số 18.886 DN tại thời điểm 31-12-2020 trên toàn Đà Nẵng, có 13.495 DN thuộc khu vực dịch vụ (chiếm 71,5%), tỷ trọng này có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2016 (năm 2016 là 72,0%). Như vậy, cơ cấu DN xét theo khu vực ngành kinh tế hoàn toàn phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của TP trong những năm qua, đó là: dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp.

Số DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ không ngừng tăng lên trong 10 năm qua và tiếp tục duy trì mức tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ở mức 6,9%/năm. Các DN thuộc khu vực công nghiệp, xây dựng tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn khu vực dịch vụ nhưng đã khẳng định được vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế của TP, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19, số DN thuộc khu vực này vẫn tiếp tục tăng. Giai đoạn 2016-2020, DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng cao nhất với 8,4%/năm, cao hơn mức tăng chung.

Xét về loại hình DN, giai đoạn 2016-2020, số DN tăng mạnh nhất là DN ngoài Nhà nước; tiếp đến là DN có vốn đầu tư nước ngoài; riêng DN Nhà nước có xu hướng giảm so với giai đoạn trước đó. Trong tổng số DN có mặt tại thời điểm cuối năm 2020, số DN ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất với 97,2%, từ 13.843 DN năm 2016 tăng lên 18.356 DN vào năm 2020.

DN FDI trong những năm qua tăng khá nhanh về số lượng. Đây là loại hình có tốc độ tăng nhanh về số lượng, tính chung 4 năm 2016-2020, số DN FDI tăng 46,5%, bình quân mỗi năm tăng 10,0%.

Với việc tiếp tục thực hiện chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại hoạt động, số DN thuộc loại hình Nhà nước liên tục giảm trong những năm qua, tính đến 31-12-2020, tổng số DN Nhà nước là 45 (chiếm 0,24%) giảm 16 DN (26,23%) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số DN Nhà nước giảm 7,32%.

Sng lao đng có xu hưng gim

Mặc dù số DN tăng lên nhưng số lao động có xu hướng giảm mạnh. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho số lao động bình quân của một DN thấp hơn nhiều so với kỳ Tổng điều tra kinh tế năm 2017.

Ông Vũ nhìn nhận: “Trong giai đoạn 2016-2020, biến động về số lao động có xu hướng ngược chiều với số lượng DN. Điều này cho thấy một thực tế là các DN có số lao động bình quân ngày càng giảm, số DN nhỏ và siêu nhỏ tăng nhanh hơn so với số DN vừa và lớn, quy mô DN xét ở góc độ lao động ngày càng thu hẹp”.

Tính đến thời điểm 31-12-2020, lao động bình quân của một DN tại Đà Nẵng là 14,5 người, giảm 8,2 người/DN so với thời điểm năm 2016 (năm 2016 là 22,7 lao động). DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao, có đến 76,5% DN có quy mô siêu nhỏ.

Năm 2020, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều DN phải tạm ngừng hoạt động, cắt giảm lao động, vì vậy số lượng lao động đã sụt giảm đáng kể.

Xét theo loại hình kinh tế, do việc cổ phần hóa và sắp xếp lại các DN Nhà nước nên số lao động thuộc khu vực này giảm mạnh. Cũng trong giai đoạn này, Đà Nẵng buộc một số DN FDI phải ngừng hoạt động do không đảm bảo vấn đề về môi trường, đây cũng là một nguyên nhân khiến số lao động khối DN FDI sụt giảm.

Trong mảng dịch vụ, năm 2020 so với năm 2019, lao động khu vực này giảm đến 16,5%. Khu vực dịch vụ là khu vực chịu tác động nặng nhất bởi dịch bệnh, đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lao động làm việc trong khu vực này giảm sâu so với thời điểm trước khi có dịch.

Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)