Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đà Nẵng: Rèn kỹ năng cho học sinh đầu cấp

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng tun đu tháng 3, các trưng TH và THCS  TP.Đà Nng đã chú trng h tr hc sinh đu cp làm quen vi môi trưng hc trc tiếp, rèn luyn k năng phát biu trưc lp và cng c kiến thc. Quan đim ca các trưng là giúp các em tránh b áp lc tâm lý khi chuyn t hình thc trc tuyến sang trc tiếp, nht là vi các em hc sinh khi lp 1 có quá ít thi gian trc tiếp đến trưng đ làm quen vi môi trưng TH.


Các trư
ng TH và THCS  Đà Nng chú trng rèn k năng cho hc sinh đu cp

Hc sinh tp làm quen môi trưng mi

Suốt 2 tuần qua, các học sinh khối lớp 1, Trường TH Võ Thị Sáu (quận Hải Châu) được các giáo viên hướng dẫn làm quen với môi trường TH. Thầy Nguyễn Thái Phong, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trong hai tuần đến trường vừa rồi, lớp 1 có tỷ lệ đến lớp cao so với các khối lớp khác. Điều này giúp học sinh có thêm cơ hội tập viết trực tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Toàn trường có tổng cộng 196 học sinh chia làm 6 lớp. Trong đó có 4 lớp học trực tiếp và 2 lớp học online. Đa phần học sinh học online do thuộc đối tượng F0 hoặc các F liên quan”. Theo thầy Phong, do ít được đến trường vì dịch bệnh nên nhà trường rất chú trọng việc hướng dẫn, tập cho các em làm quen với môi trường học mới, các kỹ năng cần có như xếp hàng, ngồi đúng khoảng cách, tập viết đúng quy cách, thậm chí cả việc đưa tay phát biểu cũng được giáo viên khuyến khích để các em tự tin dần…”. Tương tự, để tạo kỹ năng cho học sinh, các giáo viên Trường TH Núi Thành (quận Hải Châu) đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn. Dù đã bước sang học kì 2 của năm học nhưng nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, đưa tay phát biểu xây dựng bài trước lớp… vẫn được cô giáo hướng dẫn chi tiết kèm theo sự khuyến khích để các em mạnh dạn. Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Ngay từ đầu mình phải xác định trường học là nhà của các con, phải tạo cho các con niềm vui, sự tự nhiên, tự tin để từ đó các con thấy thoải mái với việc học tập. Theo đó các kỹ năng như giao tiếp, chia sẻ và ứng xử cùng bạn bè, thầy cô được hình thành để các con không bỡ ngỡ, không thấy gò bó. Như thế mỗi ngày tới trường thực sự là một ngày vui. Tình hình Covid-19 phức tạp, các ca F0 thường xuyên xuất hiện ở giáo viên và học sinh nên quân số đến trường cũng thay đổi. Giáo viên khá vất vả trong việc vừa dạy trực tiếp vừa tham gia dạy trực tuyến. Tuy nhiên để hạn chế thiệt thòi cho học sinh, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực”.

Mặc dù đã quen với không gian và thời gian học ở bậc TH nhưng các em học sinh lớp 6 cũng được các trường chú trọng hỗ trợ. Các giáo viên Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu) được ban giám hiệu yêu cầu, ngoài tổ chức làm việc nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn, giáo viên tổ chức các hoạt động tập thể trong giờ học như trò chơi nối chữ, nhìn hình đoán chữ, các trò chơi khởi động tìm hiểu các địa danh… để giúp học sinh gắn kết với không khí lớp học, góp phần giúp một số em bớt thụ động. “Học trực tuyến trong một thời gian dài với học sinh đầu cấp ít nhiều tạo cho các em sự thụ động. Vì vậy, thời gian đầu khi các em quay trở lại trường học trực tiếp, giáo viên phải tạo ra các hoạt động để học sinh bắt nhịp và có hứng thú với việc học hơn”, thầy Võ Thanh Phước – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

H tr hc sinh yếu

Để tạo nên mặt bằng chất lượng cũng như giúp học sinh yếu có cơ hội bắt kịp các bạn, các giáo viên đã quan tâm đến từng học sinh để nắm bắt ngay từ buổi đầu học trực tiếp ở trường. Cô Lê Thị Minh Tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1, Trường TH Hải Vân (quận Liên Chiểu) cho biết, quan trọng là phải động viên học sinh đúng thời điểm. Ví dụ học sinh còn rụt rè khi được gọi đọc bài thì giáo viên sẽ động viên rằng mấy hôm học trực tuyến em đã đọc rất tốt, bây giờ hãy mạnh dạn lên đọc to cho các bạn cùng nghe. Sau khi học trò đọc xong, cô giáo sẽ vỗ tay để khuyến khích. “Với các em lớp 1, kỹ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu của học sinh còn hạn chế. Giáo viên sẽ chia học sinh theo từng nhóm dựa trên mức độ nắm bắt kiến thức và thành thạo kỹ năng của các em để có hình thức hỗ trợ phù hợp như vào giờ nghỉ tại lớp hoặc phụ đạo trực tuyến”.

Các giáo viên Trường TH Võ Thị Sáu cũng đã đưa ra giải pháp hỗ trợ học sinh và phụ huynh ngoài giờ trên lớp đối với những học sinh tập viết chưa thành thạo. “Việc thường xuyên có học sinh và giáo viên mắc Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định trong học tập của các em. Nhà trường luôn động viên giáo viên bám sát từng học sinh để có sự trao đổi kịp thời với phụ huynh và phối hợp giúp các em bắt kịp chương trình để không học sinh nào bị bỏ lại phía sau. Quan điểm của nhà trường là dạy học phải đảm bảo chất lượng, thay vì dạy sớm bài mới thì giáo viên sẽ tùy năng lực của học sinh để có kế hoạch cụ thể vừa đảm bảo chương trình vừa để các em nắm chắc kiến thức cần thiết”, thầy Nguyễn Thái Phong cho biết.

Tại Trường TH Lê Lai (quận Hải Châu), cô Trần Thị Tường Vi – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Qua khảo sát sau 2 ngày học sinh lớp 1 đến trường học trực tiếp, vẫn còn một số em đọc chậm, không nhớ chắc âm, vần, viết sai kích cỡ chữ. Giáo viên đã dành thời gian hướng dẫn chi tiết, cầm tay từng em đưa nét chữ cho đúng, uốn cách phát âm đọc chuẩn. Theo đó, phải mất 2 tuần để việc củng cố kiến thức và rèn kỹ năng mới cơ bản cho học sinh. “Nhà trường sẽ tổ chức cho các em làm bài khảo sát trực tiếp. Trên kết quả bài kiểm tra sẽ quyết định tiếp tục tổ chức ôn tập hay dạy bài mới theo phân phối chương trình. Một khi học sinh chưa nắm chắc kiến thức, các kỹ năng còn chưa thành thạo thì việc hoàn thành chương trình cũng chỉ mang tính hình thức”, cô Trần Thị Tường Vi nói.

Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)