Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đà Nẵng: Tạo mọi điều kiện để phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đà Nng s xây dng l trình đu tư Khu Công viên phn mm s 2 đưa vào s dng trong quý II/2024; đu tư cơ s h tng công ngh đáp ng yêu cu đào to, bi dưng, nghiên cu thiết kế vi mch và trí tu nhân to. Đc bit, sm đưa ra d tho cơ chế chính sách phát trin lĩnh vc vi mch, trí tu nhân to… Đây là khng đnh ca ông Lê Trung Chinh – Ch tch UBND TP.Đà Nng…


K sư đang làm vic trong Khu Công ngh cao Đà Nng

Chính sách đc thù thu hút ngưi tài

Ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông TP.Đà Nẵng – cho biết, TP đã xây dựng lộ trình các chính sách khuyến khích hỗ trợ với mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đi từ tập trung vào hoạt động thiết kế, kiểm thử; thực hiện các công đoạn sản xuất và tiến tới làm chủ một số công nghệ lõi. Đà Nẵng đã có những chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tìm kiếm giải pháp thu hút nguồn nhân lực cao. Nhiều chính sách đã được đưa ra thảo luận như: chính sách hỗ trợ để thu hút các chuyên gia, Việt kiều, chuyển giao tri thức hình thành nhân lực như chính sách miễn thuế thu nhập, chính sách ưu đãi về chỗ ở, về visa, về giấy phép lao động. Hỗ trợ đội ngũ giảng viên, các kỹ sư (gồm cả chuyên ngành gần), sinh viên vay vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội TP để tham gia các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn hình thành nhân lực lõi trong lĩnh vực này. Cung cấp các học bổng toàn phần và bán phần cho sinh viên xuất sắc lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó là những chương trình hỗ trợ các trường đại học, cơ sở đào tạo tiếp cận các công nghệ tiên tiến để đầu tư, vận hành hạ tầng phục vụ phát triển chip bán dẫn và vi mạch như: Trung tâm thiết kế vi mạch (Design House); Trung tâm tính toán hiệu năng cao; Trung tâm ươm tạo, nghiên cứu và phát triển (JOHULL)…

Đà Nẵng cũng đề xuất Trung ương xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội cụ thể dự kiến về ưu đãi, thu hút đầu tư dành cho doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt, cá nhân khởi nghiệp; Hỗ trợ không hoàn lại từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách TP chi phí ươm tạo dự án khởi nghiệp thuộc lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo.

Ci thin mnh m môi trưng đu tư kinh doanh

Ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư Thành ủy TP.Đà Nẵng – khẳng định, lãnh đạo TP cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được tăng cường nhằm kết nối Đà Nẵng với thế giới; Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Chuẩn bị đầy đủ điều kiện về quy hoạch, hạ tầng để sẵn sàng đón dòng vốn đầu tư; đặc biệt là hạ tầng khu công nghệ thông tin, khu công nghệ cao, các khu – cụm công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng như Nhà ga hàng hóa tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, xúc tiến mở thêm đường bay quốc tế, đẩy mạnh dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu và nhiều công trình, hạ tầng kỹ thuật khác. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực chip bán dẫn, vi mạch, trí tuệ nhân tạo.

Ông Nguyễn Huy Dũng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – cho rằng, công nghệ bán dẫn là lĩnh vực công nghệ số và là một trong những ngành công nghiệp nền tảng quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia. Công nghiệp chip bán dẫn là lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi liên kết toàn cầu hết sức chặt chẽ. Vì vậy sự hợp tác và tín nhiệm giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế là yếu tố quan trọng. Việt Nam là nước có mối quan hệ chiến lược toàn diện rất tốt với các cường quốc và cường quốc bán dẫn mới nổi. Các khâu trong công nghiệp bán dẫn gồm thiết kế – sản xuất – lắp ráp, kiểm tra và đóng gói. Các quốc gia thường bắt đầu từ khâu thiết kế vì dễ làm. Một doanh nghiệp khởi nghiệp có thể làm được nhưng tính cạnh tranh cao.


Sinh viên Đà Nng trong mt gi hc công ngh thông tin

Nhằm xây dựng nguồn nhân lực – một trong những mắt xích quan trọng, chiến lược quốc gia dự kiến sẽ chọn năm cơ sở giáo dục để làm nơi đào tạo trọng điểm về nhân lực bán dẫn. Các trường tham gia đào tạo gồm ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH FPT, ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Công tác xây dựng, phát triển mạng lưới Trung tâm Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia đến năm 2030 gồm 3 trung tâm đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM phù hợp với thế mạnh và đặc thù của từng vùng, đưa vào hoạt động chậm nhất là năm 2025.

Ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng – cũng cho biết, Đà Nẵng sẽ xây dựng lộ trình đầu tư Khu Công viên phần mềm số 2 đưa vào sử dụng trong quý II/2024, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ cho Trung tâm DSAC đáp ứng được yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, Đà Nẵng sẽ sớm đưa ra dự thảo cơ chế chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo TP.Đà Nẵng như đề án “Phát triển chip bán dẫn và vi mạch của TP.Đà Nẵng”; Nghị quyết của HĐND TP.Đà Nẵng về các cơ chế chính sách cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về Đà Nẵng làm việc; nội dung chính sách phát triển lĩnh vực vi mạch, trí tuệ nhân tạo TP.Đà Nẵng trong nghị quyết Quốc hội về cơ chế đặc thù TP.Đà Nẵng…

“Trung tâm DSAC cũng cần chủ động, phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Intell triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo giảng viên trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo trong năm 2024. Từ đó làm tiền đề để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn của các tập đoàn quốc tế về thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo”, ông Chinh nhấn mạnh.

Hàm Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)