Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đà Nẵng với khát vọng trở thành “thung lũng Silicon”

Tạp Chí Giáo Dục

3 tháng đu năm 2021, Đà Nng đón 7 d án đu tư ca Nht Bn, Hoa K và trong nưc vào Khu Công ngh cao (CNC) và các khu công nghip (KCN) Đà Nng. Cùng vi các chính sách m, cơ chế thoáng và liên kết đào to ngun nhân lc cht lưng cao, Đà Nng đang hưng ti xây dng thành mt “thung lũng Silicon” có tm khu vc…


Nhà máy sn xut linh kin hàng không vũ tr Sunshine ca Công ty UAC Hoa K ti Khu Công ngh cao Đà Nng

Công nghip công ngh cao – mt trong 3 tr ct chính

Trong 7 dự án kể trên, có 3 dự án đầu tư vào Khu CNC Đà Nẵng với tổng vốn trên 280 triệu USD. Đây là các dự án sản xuất và nghiên cứu các sản phẩm CNC ứng dụng KHCN hiện đại, tiên tiến.

Ông Lê Trung Chinh – Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng – cho biết, để hướng đến xây dựng TP thành “thung lũng Silicon”, Đà Nẵng đã có nhiều hoạch định chiến lược quan trọng. Trong đó, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, sẽ tập trung phát triển 3 trụ cột chính: du lịch, công nghiệp CNC và kinh tế biển; chú trọng đầu tư 5 lĩnh vực mũi nhọn, trong đó có công nghiệp CNC gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp và công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với kinh tế số.

Ông Phạm Trường Sơn – Trưởng ban Quản lý Khu CNC & các KCN Đà Nẵng – cũng cho biết, đối với Khu CNC Đà Nẵng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2018/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Khu CNC Đà Nẵng. Cơ chế này đã giải phóng tiềm năng phát triển của Khu CNC, tạo tiền đề để Khu CNC tăng tốc thu hút các dự án quy mô lớn. TP cũng tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật vào 3 KCN mới có tổng diện tích 880ha với vốn đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng: KCN Hòa Ninh, KCN Hòa Nhơn và KCN Hòa Cầm (giai đoạn 2). Thủ tướng Chính phủ cũng đã chấp thuận bổ sung KCN hỗ trợ Khu CNC với diện tích 58,5ha vào quy hoạch phát triển các KCN quốc gia đến năm 2025, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư sản xuất – kinh doanh tại các KCN. Ngoài ra, thủ tục hành chính được cắt giảm, tạo thuận tiện cho nhà đầu tư.

Năm 2020 dù khó khăn vì dịch Covid-19, Đà Nẵng đã nỗ lực vượt qua, lần đầu tiên tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư trực tuyến với chủ đề “Đà Nẵng – Thung lũng Silicon của khu vực Đông Nam Á”. Theo đó có hơn 100 nhà đầu tư Hoa Kỳ, châu Âu, Đông Nam Á tham dự. Tiếp đó là chuỗi hội thảo xúc tiến đầu tư trực tuyến với các thị trường tiềm năng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Gii “cơn khát” nhân lc cht lưng cao

Từ đầu năm 2019, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) đã làm việc với đại diện Tập đoàn UAC Hoa Kỳ. Theo đó, UAC tiếp tục kết hợp việc tuyển dụng, triển khai đào tạo kỹ thuật lập trình gia công 5 trục cho một số tân kỹ sư thuộc chuyên ngành cơ khí chế tạo của trường. UAC cũng triển khai hợp tác với một số trường ĐH, CĐ trên địa bàn Đà Nẵng trong quá trình đào tạo, tiếp nhận sinh viên thực tập…

Trong năm 2020, chính quyền Đà Nẵng đã chứng kiến hàng loạt biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo giữa các trường ĐH, CĐ tại Đà Nẵng và các tập đoàn lớn như Fujjikin, LG, Hitachi nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo đầu ra đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đơn cử như trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Fujikin Incorporated – Nhật Bản (Fujikin) cùng với Trường ĐH Bách khoa đã ký kết thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản. Hai bên thống nhất ký kết các hoạt động hợp tác liên quan đến dự án xây dựng “Fujikin Danang R&D Center” tại Khu CNC Đà Nẵng. Theo đó, Fujikin phối hợp với Trường ĐH Bách khoa bồi dưỡng đội ngũ nhân lực xuất sắc của Việt Nam, lấy Đà Nẵng làm trung tâm để phát triển công nghệ tiên tiến như: Các chủng loại robot, các thiết bị y tế tiên tiến thế hệ mới, sử dụng năng lượng hydro, công nghệ mới sử dụng LED, công nghệ mới liên quan đến thông tin và truyền thông, TP thông minh, vật liệu nano và vật liệu tiên tiến. Gần đây nhất, Trường ĐH Bách khoa với Hitachi Systems Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Phòng thí nghiệm công nghiệp số hiện đại đầu tiên tại Đà Nẵng. Đây là nơi sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc các khoa cơ khí, cơ khí giao thông, điện, điện tử viễn thông, CNTT, khoa học kỹ thuật tiên tiến, quản lý dự án… trải nghiệm công nghệ tự động hóa, số hóa.

CÔNG VIÊN PHN MM QUANG TRUNG:
THU HÚT 165 DOANH NGHI
P CNTT

Tại TP.HCM, ông Lâm Nguyễn Hải Long – Giám đốc Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC) – cho biết, sau 20 năm được thành lập (2001-2020), QTSC trở thành thương hiệu nằm trong nhóm các khu công nghệ hàng đầu tại khu vực châu Á. Hệ sinh thái ngành CNTT được QTSC xây dựng lớn nhất Việt Nam trên nền tảng liên kết doanh nghiệp – nhà trường – nghiên cứu. Đơn vị thu hút 165 doanh nghiệp CNTT, trong đó có 8 trường/viện đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng nhân lực. Cùng với đó là kết nối với trên 30 trường ĐH, CĐ tại TP và các tỉnh lân cận. QTSC cũng là đơn vị chủ chốt trong triển khai thí điểm xây dựng chuỗi QTSC với 3 thành viên và đang tích cực đẩy mạnh công tác xúc tiến phát triển chuỗi, lan tỏa được hình ảnh, thu hút sự quan tâm của nhiều địa phương trong cả nước.

Về định hướng giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2030, ông Long cho biết, sẽ xây dựng QTSC trở thành doanh nghiệp mạnh cung cấp dịch vụ hạ tầng công nghệ, các dịch vụ giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn TP và một số tỉnh, thành phía Nam theo mô hình doanh nghiệp mẹ – con. QTSC cũng tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành mô hình xanh, thông minh tầm khu vực châu Á. Đồng thời, phát triển thành công chuỗi QTSC, trước mắt là các QTSC tại TP.Thủ Đức, Củ Chi và khu Phần mềm TP. QTSC phấn đấu kết nạp từ 6-8 thành viên tham gia, tạo hệ sinh thái liên kết các khu công nghệ của ĐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm phía Đông ứng dụng các công nghệ số hiện đại. Cùng với đó, sẽ liên kết với ĐH Quốc gia TP.HCM, Khu Công nghệ cao TP.HCM, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cùng phát triển Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP.HCM.

N.Trinh

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc ĐH Đà Nẵng – cho biết: “Chúng tôi rất chú trọng phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đồng thời mong muốn doanh nghiệp đồng hành với nhà trường ngay từ khâu thiết kế chương trình, mở ngành đào tạo mới, đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cử chuyên gia hướng dẫn sinh viên thực hành, tiếp cận công nghệ ngay trên giảng đường. Thời gian tới, ĐH Đà Nẵng sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa “ba nhà”: Doanh nghiệp – Nhà nước – Nhà trường nhằm có những dự báo, đặt hàng nhu cầu nhân lực, quy hoạch các dự án đầu tư trọng điểm, xác định ngành nghề, chỉ tiêu; tập trung đào tạo có địa chỉ sử dụng nguồn nhân lực, có lộ trình, phân kỳ đối với mỗi dự án trọng điểm, gắn với các địa chỉ “khát” nhân lực chất lượng cao”.

Bài, ảnh: Hàn Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)