Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đã qua rồi cái thời “ Thương con cho roi, cho vọt”

Tạp Chí Giáo Dục

Dùng đòn roi luôn luôn chng t s bt lc ca ngưi làm cha m khi không đ năng lc giáo dc đ khiến tr nghe li. Khi con nghch ngm, quy phá, cha m hãy tranh th tìm hiu, gn gũi, ngi tâm s, t tê và lng nghe chúng giãi bày ri mi t tn gii thích điu đúng, sai thì quá trình giáo dc mi đt hiu qu.


Thương con, mun con thành công thì cha m  phi nghiêm khc vi con. Thế nhưng, nghiêm khc không có nghĩa là dùng đến đòn roi, bo lc. Ảnh: IT

1.Kỷ niệm tuổi thơ tôi là đã chứng kiến những trận đòi roi thừa sống thiếu chết từ người cha vũ phu của một đứa bạn thân, khiến cậu ấy phải bỏ học giữa chừng để tự nuôi sống bản thân. Chính cậu ấy cũng tự hứa với mình không dùng bạo lực với bất cứ ai. Ông bố ấy luôn đánh các con mình với bất cứ lý do nào mà ông cảm thấy chướng tai, gai mắt và ông giải thích với mọi người là vì yêu thương con, muốn con thành người nên phải làm như thế. Do đó, mong ước lớn nhất mà tôi luôn ấp ủ trong chuỗi ngày niên thiếu là lớn lên được làm trong ngành giáo dục để đấu tranh ngăn chặn lại quan điểm, tư tưởng “thương cho roi cho vọt” đang ngự trị trong đầu không ít bậc phụ huynh hiện nay. Khi vô tình đọc dòng tâm sự của ai đó cổ xúy cho việc dạy trẻ bằng đòn roi rằng: “Khi cái mông bầm tím vì bị đòn thì những lời dạy của bố “thấm thía” vô cùng” mà tôi cảm thấy chạnh lòng. Một khoảng thời gian dài người bạn tôi đã không đủ tự tin với mọi người vì có một người cha luôn bạo hành, huống gì nói đến việc “lĩnh hội” những bài học mà cha cậu “gửi gắm”. Trong khi xã hội đang phẫn nộ lên tiếng đòi phải xem lại cách giáo dục trong nhà trường khi trẻ bị cô bảo mẫu đánh vào mặt vì không chịu ăn, học sinh bị cô giáo bắt quỳ trước mặt tập thể vì không làm bài tập, người mẹ kế đánh con riêng của chồng đến mất mạng…

Thế nhưng, cũng có những quan điểm cổ xúy, biện minh cho sự yếu kém và bất lực về khả năng sư phạm trong giáo dục con trẻ bằng những mỹ từ: “Tôi yêu cha sâu sắc và cảm ơn những trận đòn của cha đã giúp tôi trưởng thành”. Tôi vẫn băn khoăn không biết tại sao lại có người luôn thường trực suy nghĩ “thân lừa ưa nặng” kiểu mình chỉ có thể trưởng thành nên người khi phải nhờ đến đòn roi? Là người bình thường sao phải dùng đến roi vọt thì mới chịu học hành, làm việc? Liệu những đứa trẻ bị bạo hành có thực sự nên người hay chỉ nên cái mà họ nhầm tưởng là “người” nhưng lại không hiểu quyền cơ bản của con người là không ai được xâm phạm đến thân thể mình. Chúng ta đang biện hộ rằng trẻ em hiện nay không được ngoan như ngày xưa, thậm chí chúng đang xuống cấp về đạo đức nên cha mẹ, giáo viên phải dùng đến đòn roi, bạo lực mới rèn giũa được chúng nên người.


Đ tr thành mt ngưi cha, ngưi m tt đòi hi ngưi đó phi có c tình thương, trách nhim và s kiên nhnẢnh: IT

Trong xã hi hin đi, ngưi ta sng và cư x vi nhau bng tình nhân ái, lòng thương yêu. Thương con, mun con thành công thì cha m  phi nghiêm khc vi con. Thế nhưng, nghiêm khc không có nghĩa là dùng đến đòn roi, bo lc. Bt c trưng hp nào, bo lc vi tr em bao gi cũng là biu hin ca s bt lc trong cách giáo dc con. Vì thế, đ tr thành mt ngưi cha, ngưi m tt đòi hi ngưi đó phi có c tình thương, trách nhim và s kiên nhn.

2. Song, một điều thực tế đang diễn ra là không có gì bàn cãi khi nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã không cần dùng đến đòn roi. Bởi đó không những hành vi xâm phạm thân thể trẻ em mà là vi phạm pháp luật, mà phương pháp giáo dục bằng đòn roi còn ngăn cản sự phát triển bình thường về thể chất lẫn tinh thần. Ngay tại Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi bổ sung năm 2022) đã quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên trong gia đình vận dụng sức mạnh bạo lực để giải quyết các vấn đề gia đình”. Những đứa trẻ hư – đang bị tổn thương, chúng đang rất cần được quan tâm chăm sóc bằng tình yêu thương, bằng những lời lẽ thuyết phục. Mọi người hãy hình dung xem, một người bình thường đánh một đứa trẻ đã là bất nhân, huống gì một người làm cha, làm mẹ sao có thể nhẫn tâm đánh một đứa trẻ yếu ớt về cả thể chất lẫn tinh thần, không biết cách tự vệ?

Dùng đòn roi luôn luôn chứng tỏ sự bất lực của người làm cha mẹ khi không đủ năng lực giáo dục để khiến trẻ nghe lời. Khi con nghịch ngợm, quậy phá, cha mẹ hãy tranh thủ tìm hiểu, gần gũi, ngồi tâm sự, tỉ tê và lắng nghe chúng giãi bày rồi mới từ tốn giải thích điều đúng, sai thì quá trình giáo dục mới đạt hiệu quả.

3. Điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần biết là đánh trẻ hôm nay, sau này khi lớn lên, trẻ sẽ đánh người yếu thế hơn mình. Nghiên cứu của các nhà tâm lý học, những người dùng bạo lực để dạy trẻ thường có thời thơ ấu bị bạo hành. Cứ thế, bạo hành trẻ em truyền từ đời này sang đời khác một cách vô thức – chính người động thủ nhiều lúc không lý giải được. Chúng ta không nên thỏa hiệp với bạo hành trẻ em bằng sự im lặng khi tội ác ấy được nhen nhúm từ những cái tát, kéo tai đến méo mặt… Trong quá trình giáo dục con trẻ, các bậc phụ huynh nên nghiên cứu thêm những kiến thức và kỹ năng làm cha mẹ, đặc biệt là cần phải nắm được Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ để biết được những quy định nghiêm cấm việc hành hạ, ngược đãi, xúc phạm hay dùng nhục hình đối với trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, nhân phẩm trẻ em, đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thạc sĩ Nguyn Văn Tuyến
(Trưng ĐH Nguyn Hu)

Bình luận (0)