Y tế - Văn hóaThư giãn

Đặc sản quí ông

Tạp Chí Giáo Dục

Đàn ông thường truyền miệng nhau món hôvilô (hột vịt lộn) hay RTC (rượu thịt chó). Mấy cái món “đặc sản” này liệu có giúp quý ông khôi phục, hoặc tăng cường cái “bản lĩnh”?

Trứng được gọi là một tế bào. Tế bào này đủ kích cỡ: lớn như trứng ngỗng, bé như trứng chim cút cũng là một tế bào. Trứng gia cầm (gà, vịt) là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng vịt, lượng protein là 12,6g, lipid 13g, glucid là 3,1g, canxi 62mg/100g, và sắt là 2,9 mg/100g.  

Xơi tế bào gốc, bổ ngang bổ dọc

 

Trứng vịt có trống tức là ấp 21 ngày sẽ nở thành con vịt. Ta ăn hôvilô là ăn bào thai vịt với đầy đủ chất bổ dưỡng để hình thành một cơ thể sống hoàn chỉnh. Các bạn đọc báo cứ nghe nói đến “tế bào gốc”, ăn hột vịt lộn chính là ăn tế bào gốc chữa được tỉ loại bệnh, lại còn tăng sức đề kháng vì chúng “bổ ngang bổ dọc” hệ miễn nhiễm.

 

Đông y nói rằng: Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm (bổ phần thận âm cho cả đàn ông, đàn bà), dưỡng huyết, ích trí (bổ não), sáng mắt, giúp cơ thể mau tăng trưởng. Vì là bào thai nên hột vịt lộn chứa một lượng hormone đáng kể trong quá trình biệt hóa giới tính. Nó chứa vitamine B5, B6, beta carotene dồi dào. Vì thế, Đông y cho rằng ăn trứng vịt lộn không chỉ bổ toàn thân mà còn là “món ăn tình yêu”. Ăn cái món này cứ phải có tí rau răm mới đúng điệu, thế nhưng nghe đồn rau răm làm giảm ham muốn, nên nhiều ông sợ.

 

Thật ra trứng vịt lộn có thể khiến đàn ông trở nên cường tráng, hăng hái hơn, cho nên để điện thế khỏi tăng đột ngột, chẳng gì tốt hơn là ăn kèm vài nhánh rau răm. Nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội thì cho chuột đực uống rau răm nhiều ngày sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng. Người ta suy đoán rằng chắc nó làm giảm testosterone hormone tạo ra ham muốn khiến đàn ông có những cơn “bốc dục”. Thật ra “thủ phạm” gây ra ham muốn ở cả hai giới đều là do testosterone, vì thế nhà chùa thường sử dụng rau răm để tiết dục cho cả sư nữ.

 

Vậy thì ăn ít sợi gừng tươi có sao không? Gừng theo Đông y có vị cay, mùi thơm, tính ấm. có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với “chuyện ấy” thì nó tăng cường lượng máu đến “cơ quan chuyên trách” nên bạn ăn hột vịt lộn với gừng đảm bảo hết mùi tanh, ngon, bổ, và bừng bừng khí thế.

 

Xơi “cẩu thận” không “tưng” mới lạ

 

Chuyện kể rằng ngày xưa (không xa lắm) ở ngoài Trung có cặp vợ chồng thương yêu nhau như “xương gắn với thịt”. Chẳng may anh chồng bị bệnh, cứ suy kiệt dần. Chị vợ bán đồ đạc đưa chồng đi hết thầy này đến thầy khác đều nhận được cái lắc đầu “botay.com”.

 

Nhà chẳng còn gì để bán, thầy đã đi hết rồi, chị vợ rơm róm nước mắt hỏi chồng “Mình thích ăn gì để em đi kiếm?”. Anh chồng nhìn vợ với cặp mắt lờ đờ không còn sinh khí mà rằng “Cho anh ăn một bữa thịt chó…”. Ráng mượn tiền, chị mua một miếng thịt thật ngon về ướp riềng mẻ làm món rựa mận thơm phức. Kỳ lạ thay, ông chồng ăn xong thấy khỏe, ăn chừng 1 tuần có da có thịt, bệnh bay đâu sạch. Lên giường lại “khỏe như trâu”.

 

Lý giải chuyện này, mấy nhà dinh dưỡng bảo: Thằng chả thiếu đạm nên bị suy dinh dưỡng, ăn “chó” vào thì giống như truyền moriamin nên phẻ re. Chẳng biết có phải vì các anh chị chó thường khoe cái sự “yêu nhau” giữa thanh thiên bạch nhật với thời gian kỷ lục, nên món “cẩu nhục” (thịt chó) được các ông đưa vào danh sách các món chữa cái “bản lĩnh đàn ông”.

 

Theo Đông y, “cẩu nhục” có vị mặn, hơi chua, tính nóng, có tác dụng ôn bổ tì thận, trừ hàn (lạnh), trợ dương, là vị thuốc tráng dương, yên ngũ tạng. Tuy nhiên trong các bộ phận của chó, quan trọng nhất là “cẩu thận” mà nếu được “cẩu thận” của chó vàng (hoàng cẩu thận) thì mới đúng là bổ “chính vào chỗ ấy”, dùng chữa thận dương suy nhược, liệt dương, di tinh. Khổ nỗi chó thiến mới béo nên món “cẩu thận” đào đâu ra mãi? Bởi vậy nhiều nhà hàng cứ phải “thẩm mỹ” thận heo hay các động vật khác để thay thế và tính giá cao giống như món “ngọc dương” trong quán lẩu dê vậy.

 

Thực hư chả biết, nhưng uống chút rượu nếp (rượu thiệt), gắp miếng chả chó hay rựa mận, rượu vào, lời ra, anh nào cũng ôm khối thuốc “nổ”, khoe khả năng “ấy” của mình. Có anh mắc căn bệnh “Chưa ra đến chợ đã rơi sạch tiền” cũng mượn RTC (rượu thịt chó) để “giải”, rồi gọi cho bác sĩ mà than rằng: Ăn vào thấy cái đầu tưng tưng, máu chạy rần rần, nhưng vừa lên giường, ôm bà xã một cái, đạn bay sạch, bả giận quay mặt vào tường, khổ thế!

 

Cũng phải thôi, vì nuốt trọn hai “kho đạn” chứa testosterone, ông nào không “tưng” mới là lạ, còn muốn chữa vụ “súng cướp cò” lại phải phối hợp cẩu thận với ít vị thuốc Bắc nữa mới công hiệu. Những anh được di truyền khả năng “mạnh” thì quả là có mạnh thêm, nhưng các bà lại bị ức chế bởi mùi rượu cay nồng trộn với mùi “chó”. Xem ra “món ăn vị thuốc” này cũng nên có liều lượng, và nên để cho nó có thời gian ngấm”, chẳng hạn tối nay RTC thì tối mai hãy “thử xem sao”.

 

BS TÍ TỞN (TTO)

Bình luận (0)