Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đái dầm – Dùng thuốc gì?

Tạp Chí Giáo Dục

Tại Mỹ, nghiên cứu trên 10.960 bé từ 7 – 10 tuổi cho thấy có 9% bé nam và 7% bé nữ  mắc chứng đái dầm. Ở nước ta chưa có thống kê nhưng một câu hỏi đặt ra là có nên dùng thuốc hay không và  dùng thuốc gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đái dầm như do cách uống nước và đi tiểu không phù hợp (buổi sáng hay cả ngày  đi học nhịn uống nước, nhịn đi tiểu. Chiều tối về đi tiểu gấp, uống bù nhiều nước khiến cho ban đêm đái dầm), do bị bệnh táo bón đường ruột (khoảng 36% trẻ đái dầm có liên quan đến táo bón), do bệnh liên quan (sự co thắt hậu môn, sự giảm trương lực cơ, sự giảm nhạy cảm của chi dưới liên quan đến chứng bàng quang thần kinh)…
 Ảnh minh họa.
Các thuốc thường dùng trong điều trị bao gồm:
Desmopressin: được dùng trong điều trị đái dầm. So sánh với dùng giả dược thì dùng desmopressin làm giảm được số lần đái dầm hơn 75%. Nhưng tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc là làm giảm Na(+) huyết kèm ngộ độc nước. Vì vậy không cho trẻ uống vào đêm và trẻ uống nhiều nước (ví dụ uống nhiều nước sau khi đi du lịch, dạ hội, thể thao về).
Kháng cholinergic (oxybutynin): có tác dụng chống co thắt bàng quang mạnh, tăng dung tích chức năng bàng quang, dùng để điều chỉnh rối loạn tiểu. Thuốc có thể làm khô miệng, rối loạn thị giác, làm chức năng vận chuyển của ruột suy giảm gây ảo giác, ảo thính, làm tim đập nhanh, gây ban da. Có thể dùng cho trẻ  5 tuổi trở lên với mục đích cải thiện dung tích bàng quang, chức năng điều chỉnh rối loạn tiểu. Không dùng cho trẻ dưới  5tuổi, trẻ có đái dầm ban đêm, trương lực ruột kém, nhược cơ năng, viêm phế quản mạn.
Thuốc chống trầm cảm như imipramin, nếu không có thì thay bằng một thuốc trầm cảm 3 vòng khác tương tự với imipramin. Đây là một loại thuốc chống trầm cảm, kháng tiết cholin ở trung ương và ngoại vi. Khi dùng thuốc này sẽ giảm đái dầm khoảng 50 – 75% và có 20% hết hẳn đái dầm. Tuy nhiên,  vì đây là thuốc chống trầm cảm nên có tác dụng phụ là làm thay đổi khí sắc, rối loạn giấc ngủ, khi dùng quá liều có thể tử vong. Do vậy chỉ dùng trong đái dầm sau  khi dùng các liệu pháp hoặc các thuốc khác không đáp ứng. Không dùng trong trường hợp bị glaucoma góc đóng, khi đang dùng hay nghỉ dùng IMAO chưa đủ 14 ngày hoặc khi có nguy cơ ứ nước tiểu do rối loạn tiết niệu, khi có bệnh tim mạch.
Ngoài ra, người ta còn dùng thuốc kết hợp vơi hai liệu pháp: Liệu pháp báo thức và liệu pháp thay đổi hành vi. Tuy hai liệu pháp này có thành công đáng kể, nhưng thầy thuốc khuyên chỉ nên coi là liệu pháp kết hợp và vẫn cần thiết dùng liệu pháp dùng thuốc.        
DS. Bùi Văn Uy (SK&ĐS)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)